. 25 min read

Metaverse Là Gì? Tất Tần Tật Mọi Thứ Về Vũ Trụ Ảo

Metaverse Là Gì

Nguồn: Adobe/Kinwun

Với sự phát triển của Internet và công nghệ, chỉ cần ngồi ở nhà chúng ta cũng có thể tận hưởng cảm giác mình đang sống ở một thế giới khác. Nhiều tiểu thuyết, phim và trò chơi điện tử đã được phát hành trình bày chi tiết về những thế giới vũ trụ ảo mới, còn được biết đến với tên gọi metaverse.

Trong cuốn sách Neuromancer xuất bản vào năm 1984, nhân vật chính đi vào bên trong một ma trận, như một thế giới mới. Bộ phim The Matrix (1999) (Ma trận) vẽ ra viễn cảnh nơi con người bị máy móc kiểm soát, đưa vào một thế giới giả lập vô tận.

Vậy Metaverse thực sự là gì, có ứng dụng gì trong thực tế? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn tất cả mọi thứ cần biết về metaverse! Cùng bắt đầu nhé.

Metaverse Là Gì?


Hiểu một cách đơn giản, metaverse chính là một không gian nơi tất cả mọi người có thể tham gia vào một vũ trụ ảo chung. Thuật ngữ này bắt nguồn từ cuốn tiểu thuyết viễn tưởng Snow Crash của Neal Stephenson, được xuất bản vào năm 1992. Nội dung chính của cuốn sách là việc mô tả bối cảnh trong tương lai, nơi mọi người sử dụng kính thực tế ảo để có thể tương tác trong thế giới kỹ thuật số giống trò chơi.

Tuy nhiên, vũ trụ ảo metaverse không phải là giấc mộng của một mình nhà văn Neal Stephenson. Rất nhiều bộ phim và tiểu thuyết của các bộ óc thiên tài đều đã đề cập đến những công nghệ và mô tả về một thế giới ảo metaverse tương tự như vậy, chẳng hạn như The Matrix, Avatar, Iron-man, Tron, Lucy…

Bộ phim Ready Player One (2018) vẽ ra viễn cảnh nơi mọi người có thể đi vào thế giới ảo và trở thành sinh vật 3D, sở hữu các hình đại diện (avatar) riêng bên trong thế giới đó.

Các nhân vật trong phim có thể trải nghiệm những điều mà họ không thể làm được trong thế giới vật chất, chẳng hạn như thực hiện những pha hành động đẳng cấp đến mức phi lí, hoặc lái những phương tiện công nghệ tiên tiến.

Cho đến nay, thế giới ảo metaverse thực tế vẫn chưa kéo đến ngày tận thế đen tối như được mô tả trong các cuốn sách và bộ phim nổi tiếng. Ngược lại, thế giới ảo lại có thể giúp chúng ta mở rộng mối quan hệ kết nối và tương tác với rất nhiều đối tượng khác.

Metaverse xét theo khía cạnh nào đó là những thế giới trực tuyến nhiều người chơi (Massively Multiplayer Online – MMO) giống như World of Warcraft.

Trong các tựa game này, tất cả người chơi có thể trò chuyện, tương tác với nhau, phối hợp hiệp đồng tiêu diệt những con quái vật ảo mạnh mẽ, kiếm những phần thưởng cực hấp dẫn. Người chơi có thể lựa chọn rất nhiều nhân vật khác nhau như chiến binh, phù thủy, trộm, người chữa bệnh hoặc những sinh vật khác có sức mạnh siêu nhiên…

Metaverse

Nguồn: Adobe / Daniel Krasoń

Cụm từ metaverse gồm có tiền tố “meta” có nghĩa là vượt lên, và hậu tố “verse” là viết tắt của từ Universe, miêu tả một thế giới mới đa vũ trụ, đa chiều hơn.

Nói một cách ngắn gọn thì Metaverse là một thế giới ảo vũ trụ số được tạo nên từ Internet và các công cụ thực tế ảo có thể biến những ý tưởng trong cuộc sống của bạn thành hiện thực, mang lại cho mọi người những tương tác sống động qua không gian ảo.

Ngoài ra, với khả năng sáng tạo không giới hạn trong Metaverse, mọi người sẽ có thể thêm cảm hứng cho những phát minh hay ý tưởng cho đời sống thực, hay thậm chí có thể kiếm tiền với nó.

Thay vì world wide web phẳng, dựa trên mỗi văn bản và hình ảnh mà chúng ta đang lướt ngày nay, Metaverse sẽ có kết cấu, kích thước và màu sắc đa dạng, đa chiều.

Các yếu tố chính của metaverse có thể kể đến như:

  • Lượng người dùng lớn: Thế giới ảo metaverse cho phép lượng lớn người dùng cùng lúc tham gia tương tác với nhau.
  • Quyền sở hữu: Cho phép khả năng mua, bán các loại tài sản kỹ thuật số hoặc tiền tệ đơn giản, hiệu quả và nhanh chóng.
  • Avatar: Người chơi sẽ được đại diện bởi một nhân vật avatar độc quyền riêng.
  • Đa ứng dụng: Người chơi có thể chơi trò chơi, nghe nhạc, trải nghiệm nhiều không gian làm việc khác nhau…
  • Trải nghiệm thực tế ảo: Sử dụng các thiết bị thực tế ảo tăng cường (AR) hoặc ảo (VR) để mang lại trải nghiệm chưa từng có.
  • Đa nền tảng: Có thể truy cập thông qua nhiều nền tảng và thiết bị khác nhau.
  • Phi tập trung: Không bị kiểm soát bởi bất cứ tổ chức nào.
  • Không giới hạn: Giới hạn duy nhất là trí tưởng tượng của các nhà phát triển.

Ngày càng có nhiều khả năng rằng nếu một metaverse toàn diện xuất hiện, nó sẽ được tạo nên bởi công nghệ blockchain và các token không thể thay thế (Non-Fungible Token – NFT) – giúp bạn có toàn quyền sở hữu một tài sản kỹ thuật số.

Với công nghệ blockchain, bạn có thể sở hữu các tài sản kỹ thuật số và xác minh quyền sở hữu của chúng bằng mật mã. Quyền sở hữu những tài sản kỹ thuật số này được ghi lại trên sổ cái ngang hàng phi tập trung, không chịu sự quản lý của các cơ quan tập trung như chính phủ hay ngân hàng.

NFT Là Gì?


NFT Là Gì

Nguồn: Adobe/freshidea

Bên cạnh việc tìm hiểu metaverse là gì thì bạn cũng nên tìm hiểu về khái niệm NFT. Tính linh hoạt là đặc điểm nổi bật của những tài sản không phân biệt được và có thể hoán đổi dễ dàng cho nhau mà vẫn đảm bảo mức độ bảo mật cực tốt.

Một ví dụ rõ ràng về các tài sản có thể thay thế được là các loại tiền tệ và tiền điện tử. Một đô la có thể được hoán đổi dễ dàng với một đô la khác. Tương tự như vậy, 1 Bitcoin có thể hoán đổi dễ dàng với 1 Bitcoin. Cả đồng đô la và đồng Bitcoin đều có thể được chia thành nhiều phần mà không làm thay đổi giá trị của chúng.

Ví dụ, một tờ 20 đô la có thể được chia thành bốn tờ 5 đô la, hoặc một tờ 5 đô la có thể được chia dễ dàng thành năm tờ 1 đô la. Đồng thời, một bitcoin được chia thành 10 ví tiền điện tử với số dư 0,1 BTC vẫn sẽ có giá trị tương đương với 1 BTC ban đầu. Dự đoán giá Bitcoin trong thời gian tới sẽ còn tăng mạnh hơn nữa.

Có thể thay thế được (Fungible) Không thể thay thế (Non-fungible)
Có thể hoán đổi cho nhau ĐÚNG KHÔNG
Chia nhỏ được ĐÚNG KHÔNG
Giá trị độc nhất KHÔNG ĐÚNG

NFT tạo ra sự độc đáo tương tự thông qua các token bảo mật tạo nên video, quái vật trò chơi, các vùng đất kỹ thuật số và bất kỳ thứ gì khác mà bất kỳ ai cũng có thể nghĩ ra thành tài sản không thể thay thế.

Ứng Dụng Metaverse Phi Tập Trung


Khi NFT ngày càng trở nên hoàn thiện, các NFT chắc chắn sẽ được ứng dụng rộng rãi trong thế giới ảo metaverse, nhờ các đặc điểm vượt trội của chúng.

Một metaverse toàn diện, nếu thành công, có thể có các tính năng giống như các metaverse đơn lẻ hiện nay – như Decentraland, The Sandboxhay Upland. Những metaverse này là những metaverse mà bạn có thể dễ dàng tham gia, bắt đầu mua bán cũng như phát triển các loại tài sản kỹ thuật số.

Ứng Dụng Metaverse Phi Tập Trung

The Sandbox. Nguồn: Adobe/nana

Mặc dù chưa phát triển mạnh đến mức trở thành một metaverse khổng lồ mà mọi người trên thế giới có thể khám phá, xem phim, truy cập các trang web và khám phá các thành phố trên internet 3D, nhưng các ứng dụng NFT metaverse phi tập trung này đang đặt nền móng cho các thế giới ảo metaverse trong tương lai.

Hiện tại, trong không gian NFT, thế giới VR của Decentraland (MANA) đang là metaverse nổi trội nhất. Với Decentraland, bạn có thể sở hữu các mảnh đất kỹ thuật số có giá trị thực sự thông qua công nghệ chuỗi khối, có thể du hành trong thế giới này thông qua nhân vật tự tạo.

Nhờ cơ chế độc đáo, mọi người đã bắt đầu mua bất động sản trong thế giới thực tế ảo và kiếm thu nhập từ đó, biến Decentraland trở thành mục tiêu chính cho bất động sản kỹ thuật số. Tất cả không gian ở metaverse Decentraland đều có thể được mua, ngoại trừ các hệ thống quảng trường và đường sá.

Nhiều mảnh đất ảo trên Decentraland thậm chí được đấu giá lên tới 301.000 MANA, tương đương 381.000 USD tại thời điểm viết bài! Mức giá này còn cao hơn cả một số lô đất trong thế giới thực.

Decentraland không phải hệ sinh thái duy nhất thuộc loại này. Thế giới ảo của Somnium Space cũng có các chức năng tương tự. Sự khác biệt chính giữa hai hệ sinh thái này là các lô đất của Decentraland được chia đều thành một lưới, trong khi không gian Somnium được phân chia không đồng đều với các lô đất khác nhau.

Somnium Space. 

Somnium Space. 

Nếu bạn là người ưa thích tính thẩm mỹ hình khối hoặc thứ gì đó giống với Minecraft thì CryptoVoxels cũng là lựa chọn không nên bỏ qua.

CryptoVoxels.

CryptoVoxels.

Ứng Dụng Của Metaverse Trong Đời Sống


Metaverse đang ngày càng trở nên phổ biến nhờ những tính năng độc đáo vượt trội mà nó mang lại. Với khả năng mô phỏng, tạo lập thế giới thực tế ảo không giới hạn, metaverse đang được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống.

Hãy cùng điểm xem metaverse có những ứng dụng như thế nào trong thực tế nhé.

Giáo Dục Đào TạoKết Nối Với Gia Đình, Người Thân Và Bạn BèNâng Tầm Thương Mại Điện TửMarketingChơi GameDu Lịch Và Khám Phá Vũ Trụ

Giáo Dục Đào Tạo

Metaverse có thể chuyển đổi ngành giáo dục và mang lại nhiều lợi ích cho học sinh, giáo viên, thậm chí là nền giáo dục của các quốc gia. Hiệu quả của Metaverse trong giáo dục có thể kế đến như:

  • Metaverse có thể mang đến một chương trình giảng dạy với trải nghiệm tương tác tuyệt vời được tích hợp trong thế giới thực. Các nhiệm vụ quan trọng và thiết thực cũng sẽ được cung cấp đầy đủ đến từng học sinh, đảm bảo mang lại hiệu quả thực hành, trải nghiệm cao nhất.
  • Ứng dụng “game hóa” trong học tập: Game hóa sẽ giúp việc học tập trở nên hấp dẫn hơn. Học bằng cách “game hóa” kết quả bài tập như huy hiệu hoặc nhiệm vụ sẽ thúc đẩy học sinh hoàn thành các bài tập, tác vụ được giao, đồng thời có thêm hứng thú, động lực để thực hiện công việc.
  • Cải thiện kết quả kiểm tra: Thế giới ảo Metaverse cho phép học sinh phát triển kiến thức chuyên sâu, thông thạo các môn học bằng việc tham gia vào trải nghiệm tương tác.
  • Tăng hiệu quả giao tiếp giữa giáo viên và học sinh: Khoảng cách vật lý có thể tạo cảm giác cô đơn giữa học sinh và giáo viên – điều đã từng thấy trong thời điểm diễn ra đại dịch Covid-19. Để hạn chế tình trạng này, Metaverse cho phép giáo viên tạo phòng học online, giúp học sinh học và giao lưu với nhau rất hiệu quả.

Kết Nối Với Gia Đình, Người Thân Và Bạn Bè

Tương tác xã hội chính là thứ đóng vai trò là cốt lõi của công nghệ metaverse. Ví dụ, nhiều người có thể muốn gặp gỡ bạn bè trong một quán cà phê kỹ thuật số.

Một số người khác có thể thấy họ thích xem nhạc sống với sự trợ giúp của thế giới ảo metaverse. Họ yêu thích sự kết nối với mọi người trong thế giới ảo và Metaverse chính xác là thứ tạo ra cảm giác thực như thế.

Nâng Tầm Thương Mại Điện Tử

Thương mại điện tử đang rất phát triển và các công ty cần có khả năng bán hàng hóa kỹ thuật số, và metaverse cho phép họ làm điều đó tốt hơn.

Metaverse cho phép các khách hàng dễ dàng được trải nghiệm sản phẩm thực tế thông qua môi trường ảo hóa. Lấy ví dụ như trong lĩnh vực bất động sản, khách mua nhà có thể tham quan trực tiếp mọi căn phòng trong ngôi nhà mình đang tìm hiểu.

Marketing

Metaverse chính là giải pháp chiến lược mang tính cách mạng trong lĩnh vực marketing và tiếp thị số hiện đại.

Metaverse tham gia vào hoạt động tiếp thị trực tuyến giúp các chiến dịch marketing có thể tương tác tốt hơn với khách hàng tiềm năng thông qua các trải nghiệm thế giới ảo. Thế giới ảo đang được nói tới ở tất cả các diễn đàn kinh doanh marketing.

Chơi Game

Các chuyên gia tin rằng lĩnh vực thể thao điện tử eSport sẽ được hưởng lợi từ công nghệ metaverse này. NFT, GameFi đang là những sản phẩm của Metaverse thời kỳ sơ khai. Một số trò chơi trực tuyến cũng đang ứng dụng metaverse.

Trò chơi AR trên thiết bị di động Pokemon Go là một trong những trò chơi đầu tiên khai thác khái niệm này, khi cho phép người chơi dùng ứng dụng điện thoại thông minh để săn các chú Pokemon ảo trong thế giới thực.

Du Lịch Và Khám Phá Vũ Trụ

Du lịch và khám phá những địa điểm mới là nhu cầu lớn của con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ thời gian và tiền để đi tới những nơi xa lạ. Metaverse sẽ giúp họ thực hiện ước mơ đó một cách dễ dàng hơn.

Các công ty lớn trong ngành du lịch đang cùng làm việc để tạo những địa điểm ảo trong Metaverse, mô phỏng những địa điểm du lịch thực sự.  Mọi người sẽ có thể ngồi một chỗ và khám phá những danh lam thắng cảnh mà họ mong muốn được đi đến. Metaverse có thể được sử dụng để trải nghiệm vũ trụ dựa trên các lần thử nghiệm với mức chi phí rẻ hơn rất nhiều.

Ngoài ra, metaverse còn có thể ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, như là trong nghệ thuật, y học, kinh doanh… – tất cả đều phụ thuộc vào trí tưởng tượng của con người.

Metaverse Trong Thế Giới Crypto Có Gì?


Ngoại trừ Horizon của Meta, những cái tên khác của metaverse cũng gây ấn tượng không nhỏ cho chúng ta trong giới blockchain hiện tại. Đó là The Sandbox, và Decentraland. Trong khi The Sand Box trông tương tự như phiên bản trò chơi Minecraft được blockchain và metaverse hóa, thì Decentraland lại có phần giống như Roblox.

Trend metaverse nổi lên cùng xu hướng Gamefi vào giữa năm 2021. Vào thời điểm đó, thế giới ảo metaverse đã nổi lên như cồn trong cộng đồng thế giới tiền điện tử. Người dùng bắt đầu đổ tiền vào các dự án và tất nhiên các token tiền điện tử mới cũng theo đó mà nhân lên nhiều lần.

Làn sóng đó một lần nữa nổi lên vào đầu năm 2022, với sự kiện đổi tên của Facebook thành Meta. Song, về bản chất, đó chỉ là sự phấn khích nhất thời của cộng đồng chứ chưa phải những bước tiến gì về công nghệ.

Tuy vẽ ra một tương lai khá huy hoàng như trên, nhưng hiện tại, thế giới ảo Metaverse chỉ đang gắn liền cùng các tựa game để nâng cao trải nghiệm của một phần ít game thủ.

Tổng Kết


Sau đại dịch COVID-19, nhu cầu làm việc và giao tiếp từ xa ngày càng được quan tâm, và chú ý hơn. Đặc biệt là đối với ngành du lịch, các địa điểm, công trình nổi tiếng thu hút khách du lịch dần trở nên thưa thớt và vắng vẻ. Thế giới ảo metaverse chính là giải pháp hoàn hảo. Nhờ công nghệ metaverse, khách du lịch có thể tham quan các địa điểm nổi tiếng ngay tại chính căn nhà của mình.

Hay với đặc điểm tự do sáng tạo trên vũ trụ ảo Metaverse, người dùng có thể tự tạo không gian của chính mình mà không hề có bất kỳ giới hạn nào.

Thêm vào đó, Metaverse còn ứng dụng cho nhiều lĩnh vực, phổ biến nhất hiện nay là game. Hiện nay, đã có kha khá các trò chơi sử dụng kính VR, đây có thể là bước sơ khai mở đầu cho sự phát triển mạnh mẽ của Metaverse.

Trên đây là tổng quan thông tin bạn cần biết về Metaverse, hy vọng bạn đã có thể nắm rõ metaverse là gì rồi. Có thể nói tiềm năng của thị trường Metaverse vẫn còn là một câu hỏi lớn, tuy nhiên với sự bùng nổ mạnh mẽ trong thời gian gần đây, các nhà đầu tư hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng vào hướng đi mới đầy đột phá này!

Câu Hỏi Thường Gặp Về Metaverse

Nguồn gốc của khái niệm Metaverse?

Thuật ngữ Metaverse từ năm 1992 đã được tác giả Neal Stephensen đề cập đến trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Snow Crash. Thuật ngữ Metaverse khi đó được mô tả như là nền tảng kế nhiệm của Internet. Trong đó, người dùng sử dụng hình ảnh số hóa của chính họ để khám phá toàn bộ thế giới trực tuyến rộng lớn.

Metaverse có thể được truy cập như thế nào?

Hai công nghệ được coi là quan trọng nhất đối với sự phát triển và tăng trưởng của thế giới ảo Metaverse là thực tế ảo (VR – Virtual Reality) và thực tế tăng cường (AR – Augmented Reality). Thực tế ảo (VR) là môi trường 3D mô phỏng cho phép người dùng tương tác với môi trường ảo xung quanh theo cách gần giống với thực tế, được cảm nhận qua các giác quan. Thực tế tăng cường (AR) có vẻ ít hấp dẫn hơn VR nhưng cũng đóng một vai trò quan trọng. Công nghệ AR bổ sung các lớp phủ kỹ thuật số lên trên thế giới thực thông qua một số loại ống kính. Người dùng vẫn có thể tương tác với môi trường thế giới thực của họ. 

Metaverse thực sự bùng nổ khi nào?

Đỉnh điểm bùng nổ của metaverse là từ giữa tháng 10 năm 2021, khi giám đốc điều hành Facebook, Mark Zuckerberg đã quyết định thay đổi tên công ty thành Meta tại hội nghị Connect 2021 của Facebook.

Multiverse là gì? Khác gì với metaverse?

Thuật ngữ Multiverse này thường ám chỉ nhiều vũ trụ riêng biệt hoạt động độc lập với nhau. Hiện nay, các công nghệ như internet, mạng xã hội Facebook, Minecraft, Instagram, Twitch, Roblox, Fortnite, Discord và nhiều phương tiện truyền thông xã hội và trò chơi ảo khác đã tạo ra nhiều vũ trụ riêng biệt, nơi mọi người có thể tương tác, giải trí và mua sắm. Metaverse về mặt lý thuyết có khả năng kết hợp tất cả các đa vũ trụ này vào một nơi duy nhất, tạo ra những trải nghiệm mới.

Có rủi ro khi tham gia Metaverse không?

Mặc dù là một công nghệ với những tiềm năng lớn và được dự báo một tương lai đầy hứa hẹn, tuy nhiên những rủi ro bảo mật, quyền riêng tư của Metaverse đã hiện hữu và chúng ta cần phải nhận thức rõ ràng trước những mối đe dọa như vậy.