. 36 min read

Ethereum Là Gì? Mọi Thứ Cần Biết Về Ethereum Và ETH Coin

Ethereum

Ra mắt vào năm 2015, Ethereum khi đó là blockchain với hợp đồng thông minh đầu tiên trên thế giới.

Ngày nay, Ethereum vẫn dẫn đầu thị trường crypto với hàng chục tỷ USD được khóa trong các hợp đồng thông minh để kiếm lợi nhuận, hoán đổi token và vô số mục đích sử dụng khác. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích cho bạn Ethereum là gì cũng như cung cấp mọi kiến thức mà bạn cần biết về Ethereum Và ETH Coin.

Ethereum (ETH) Là Gì?


Ethereum là một mạng lưới phi tập trung quy mô toàn cầu, gồm các máy tính được kết nối tuân theo một bộ quy tắc gọi là giao thức Ethereum. Ngôn ngữ lập trình gốc của mạng, Solidity, cho phép sử dụng các hợp đồng thông minh (smart contract), là các chương trình máy tính chạy trên chính mạng.

Mỗi hợp đồng này tồn tại tại một địa chỉ trên mạng, và bất kỳ ai cũng có thể tương tác với các hợp đồng đó mà không hề bị giới hạn về thời gian, không gian, phần cứng.

Các hợp đồng thông minh này cho phép Ethereum lưu trữ nhiều ứng dụng khác nhau, từ các ứng dụng tài chính phi tập trung (DeFi) đến giao dịch tài sản trong thế giới metaverse (vũ trụ ảo) cho đến bỏ phiếu phi tập trung…

Mạng Ethereum được hỗ trợ bởi hơn một triệu nút (node) xác thực trên toàn toàn cầu, mỗi node hoạt động để cập nhật blockchain (chuỗi khối) và xác minh các giao dịch.

Tổng số trình xác thực Ethereum

Tổng số trình xác thực Ethereum – Nguồn: Glassnode

Thông thường, thuật ngữ Ethereum cũng được sử dụng để mô tả đồng tiền điện tử của mạng Ethereum. Mặc dù định nghĩa Ethereum này thực chế không chính xác về mặt kỹ thuật (Ether (ETH) mới là đồng tiền điện tử của mạng Ethereum), bạn vẫn sẽ thấy cả hai thuật ngữ được sử dụng song song, thay thế cho nhau.

Trong thực tế, ETH vừa là nhiên liệu cho mạng, vừa là phương tiện trao đổi được sử dụng để mua hàng hóa, các tài sản khác hoặc sử dụng Ethereum để thanh toán dịch vụ.

Lược Sử Hình Thành, Phát Triển Của Ethereum


Ethereum ban đầu được hình thành, ra mắt vào năm 2013 bởi Vitalik Buterin, một lập trình viên và đồng sáng lập của Bitcoin Magazine.

Đến năm 2014, Vitalik cho ra mắt sách trắng Ethereum, một bản giải thích sâu sắc về lý thuyết mạng lưới blockchain, với các thông tin chi tiết về cách thức hoạt động của nó. Trong bài báo thường được trích dẫn, Vitalik đã mô tả Ethereum là “Hợp đồng thông minh và Nền tảng ứng dụng phi tập trung thế hệ tiếp theo”, trái ngược với người đàn anh tiền nhiệm Bitcoin.

Vào thời điểm đó, Bitcoin vẫn đang là loại tiền điện tử duy nhất chiếm vị trí độc tôn. Vitalik đã công bố dự án blockchain Ethereum mới tại Hội nghị Bitcoin (Bitcoin Conference) Bắc Mỹ ở Miami vào tháng 01 năm 2014.

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực blockchain đã làm việc cùng nhau để đưa Ethereum vào cuộc sống, ngoài Vitalik còn có Gavin Wood, Anthony Di Iorio, Joseph Lubin và Charles Hoskinson. Amir Chetrit, Jeffrey Wilcke và Mihai Alisie cũng được coi là những người đồng sáng lập dự án Ethereum.

Gavin Wood sau đó tiếp tục đồng sáng lập Polkadot, Charles Hoskinson sau đó đồng sáng lập Cardano, còn Joseph Lubin được biết đến với tư cách là người sáng lập Consensys, công ty blockchain đứng đằng sau ví tiền điện tử cực nổi tiếng MetaMask – một trong các ví Ethereum rất hay được sử dụng.

Quá trình phát triển Ethereum tiếp tục trong suốt năm 2014, trong thời gian đó nhóm đã xây dựng Frontier, phiên bản trực tiếp đầu tiên của blockchain Ethereum.

Vào ngày 30 tháng 7 năm 2015, mạng Ethereum đi vào hoạt động chính thức, ra mắt Genesis Block, chứa gần 8.900 giao dịch.

Genesis Block

Frontier đã cung cấp cho những người khai thác Ethereum khuôn khổ cơ bản đầu tiên để bắt đầu khai thác ether và bảo mật mạng. Thời điểm ra mắt ban đầu, mạng Ethereum cũng đã sử dụng cơ chế đồng thuận bằng chứng công việc (proof-of-work), giống như Bitcoin.

Cơ chế đồng thuận bằng chứng công việc yêu cầu người khai thác đầu tư nguồn lực (cụ thể là điện năng) để giải quyết nonce – “number used once” (số được sử dụng duy nhất một lần).

Ethereum về sau đã chuyển đổi sang cơ chế đồng thuận bằng chứng cổ phần (proof-of-stake), một cơ chế đồng thuận ít tiêu tốn năng lượng hơn, lần đầu tiên được đề xuất trong sách trắng năm 2012 của Peercoin.

Cách Thức Hoạt Động Của Ethereum


Ethereum sử dụng blockchain, giống như Bitcoin, nhóm các giao dịch thành các block (khối) và sau đó liên kết các khối này bằng cách sử dụng hàm Cryptographic Hash (hàm băm mật mã) để tạo ra một chain (chuỗi).

Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa Ethereum với Bitcoin là khả năng hỗ trợ các hợp đồng thông minh mạnh mẽ và phức tạp của Ethereum.

Điều này cho phép Ethereum sở hữu loại tiền số riêng (Ether) – tương tự như Bitcoin, nhưng cũng có khả năng sử dụng loại tiền đó và các tài sản kỹ thuật số khác theo những cách sáng tạo độc đáo không giới hạn.

Ethereum vừa đóng vai trò là blockchain, vừa là nền tảng phần mềm – vậy nên nhiều chuyên gia mới gọi nó là “máy tính thế giới” (world computer).

Cách Ethereum Hoạt Động Như Thế Nào?

Ethereum hỗ trợ các loại giao dịch chính sau đây:

  • Giao dịch thông thường: ETH được gửi trực tiếp từ địa chỉ ví tiền điện tử này sang địa chỉ ví khác.
  • Giao dịch nội bộ: Chuyển ETH bằng cách sử dụng hợp đồng thông minh (smart contract) làm trung gian.
  • Chuyển token: Chuyển token ERC-20 hoặc ERC-721.

Để bạn hiểu rõ hơn về các Ethereum hoạt động, hãy lấy ví dụ về toàn bộ quá trình anh A gửi ETH cho anh B.

  1. Một giao dịch tiền điện tử được tạo bởi anh A. Ví dụ: Anh A muốn gửi cho anh B 20 ETH. Khoản thanh toán của anh A sẽ bao gồm phí gas được trả bằng Ether.
  2. Giao dịch được băm (hash – mã hóa bằng mật mã) để tạo ID giao dịch, còn được gọi là txhash. Để làm cho giao dịch trở nên duy nhất và ngăn ngừa mức chi tiêu gấp đôi, hàm băm cũng bao gồm một nonce (số chỉ được sử dụng một lần).
  3. Giao dịch sau đó được chuyển phát lên mạng Ethereum. Người xác nhận chọn giao dịch và đưa nó vào một block để xác minh.
  4. Một tập hợp con các trình xác thực xác minh rằng các giao dịch trong block là tuân thủ đúng quy tắc. Nếu các node (nút) xác thực này đồng ý rằng các giao dịch tuân theo các quy tắc giao thức, thì block và các giao dịch của nó sẽ được hoàn tất.

Cuối cùng, địa chỉ ví Ethereum của anh A sẽ cần thanh toán 20 ETH cộng với phí gas đã trả; Địa chỉ ví tiền điện tử của anh B sẽ nhận được 20 ETH.

Các giao dịch phức tạp hơn chạy trên Máy ảo Ethereum (EVM – Ethereum Virtual Machine), cung cấp hỗ trợ cho các hợp đồng thông minh, đồng thời tách biệt các trình xác thực (validator) khỏi mã chạy trong môi trường ảo.

Vai Trò Của Blockchain Trong Ethereum

Blockchain Ethereum hoạt động như một sổ cái (ledger), nghĩa là như một bản ghi các giao dịch và số dư địa chỉ ví tiền điện tử. Mỗi khối (block) sẽ như là một “thùng chứa” các giao dịch. Mỗi khối cũng chứa một hàm băm của các khối trước đó, liên kết các khối một cách tuần tự liền mạch để tạo thành một chuỗi.

Ví dụ: khối # 19085581 có hash (hàm băm) là 0x507bd932708455f0e82df01550ee7e4a2d88ad11e3cd5d3d13f612625f5d6050. Giá trị này trở thành một phần của hash của khối tiếp theo (19085582). Khối # 19085581 hiện là parent block (phần tử cha, khối cha) của 19085582. Khối con hiện có hàm băm riêng, như hình bên dưới.

khối # 19085581

Các block đóng vai trò là nơi chứa nhưng cũng ghi lại trạng thái của blockchain, giống như một ảnh chụp nhanh theo thời gian. Sau khi được xác thực, các block sẽ được thêm vào chuỗi và phiên bản mới của chuỗi sẽ tiếp tục được thực thi khắp mạng.

Không giống như Bitcoin giới hạn các block theo kích thước dữ liệu, Ethereum sử dụng kích thước khối mục tiêu dựa trên phí gas (phí giao dịch).

Mạng Ethereum nhắm mục tiêu 15 triệu gas mỗi khối, nhưng có thể mở rộng khối lên 30 triệu gas nếu cần, tùy thuộc vào tình trạng tắc nghẽn mạng.

Giống như Bitcoin, blockchain Ethereum là bất biến. Khi một giao dịch được hoàn tất, nó sẽ tồn tại mãi mãi trên blockchain.

Các Biện Pháp Mã Hóa Và Bảo Mật Của Ethereum

Ethereum sử dụng hàm băm (hash) trong mọi giai đoạn của quá trình giao dịch blockchain.

Hash hiểu đơn giản là việc mã hóa mật mã mã hóa dữ liệu dưới dạng giá trị thập lục phân (chữ cái và số), hay còn được gọi là hex.

  • Mỗi giao dịch đều được hash.
  • Các khối được hash.
  • Địa chỉ ví cũng được hash.

Ethereum sử dụng thuật toán Keccak-256 để tính toán hàm băm, tạo ra một chuỗi chữ cái và số 256 bit có độ dài 64 ký tự. Tuy nhiên, giao thức Ethereum thêm “0x” vào đầu giá trị băm để biểu thị cả số và chữ cái, đẩy độ dài cuối cùng lên 66 ký tự.

Địa Chỉ Và Khóa Ví Ethereum

Giao thức Ethereum cũng sử dụng hàm băm (hash) cho khóa riêng tư (private key) của ví tiền điện tử và địa chỉ công khai (public addresses).

Trong Genisis Block (khối đầu tiên được khởi tạo của một mạng lưới Blockchain), địa chỉ ví 0x756F45E3FA69347A9A973A725E3C98bC4db0b5a0 đã nhận được 200 ETH. Địa chỉ sẽ được lấy từ quá trình băm, nhưng sử dụng một số bước bổ sung để đạt được hệ thập lục phân 40 ký tự so với hệ lục phân 64 ký tự; 0x sẽ được thêm vào trước, đưa số lượng ký tự lên 42.

  • Khóa riêng tư (private key) sử dụng hàm băm 66 ký tự, gồm cả số 0x ở đầu.
  • Khóa công khai (public key) sử dụng hàm băm gồm 130 ký tự,gồm cả số 0x ở đầu.
  • Địa chỉ ví tiền điện tử công khai (public wallet addresses) sử dụng hàm băm 42 ký tự, gồm cả số 0x ở đầu.

Khóa công khai (public key) có nguồn gốc từ private key. Địa chỉ ví công khai, còn được gọi là tài khoản thuộc sở hữu bên ngoài, được lấy từ 20 byte cuối cùng của public key.

Thuật toán Keccak-256 của Ethereum về cơ bản luôn tạo ra cùng một hàm băm cho cùng một đầu vào. Nhưng sẽ không có cách nào để tìm được private key từ public key hay public wallet addresses.

Ethereum sử dụng các private key để ký các giao dịch.

Ví dụ, nếu anh A muốn gửi cho anh B 20 ETH, anh A sẽ sử dụng ứng dụng ví để bắt đầu giao dịch. Anh A sẽ cần nhập địa chỉ công khai của B. Khi phê duyệt giao dịch, ví tiền điện tử của anh A sử dụng khóa riêng để phê duyệt giao dịch trong khi vẫn đảm bảo giữ bí mật cho private key.

Nếu A bảo vệ thông tin private key của mình tốt thì chỉ có mình A mới có quyền kiểm soát, truy cập tài sản của mình trên blockchain. Tuy nhiên, bất kỳ ai có quyền truy cập vào private key hoặc cụm từ khôi phục của ví tiền điện tử của A đều có thể kiểm soát tài sản của A.

Do đó việc giữ bí mật, an toàn cho private key hoặc cụm từ khôi phục của ví tiền điện tử là rất quan trọng.

Điểm Khác Biệt Giữa Ethereum Và Bitcoin Về Mặt Kỹ Thuật


Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa blockchain Ethereum và Bitcoin là tầm nhìn của hai Blockchain này.

Trong khi Bitcoin với mục tiêu trở thành hệ thống thanh toán ngang hàng (Peer-to-Peer), thì Ethereum lại có tầm nhìn trở thành nền tảng giúp hàng đầu cho việc phát triển các ứng dụng phi tập trung Dapps.

Về mặt kỹ thuật Ethereum và Bitcoin có một số điểm khác biệt nổi bật như sau:

  1. Nhà sáng lập: Bitcoin được tạo ra bởi Satoshi Nakamoto, hiện vẫn chưa rõ danh tính (có thể là một tổ chức hoặc chỉ là một cá nhân). Còn Ethereum được tạo ra bởi Vitalik Buterin, lập trình viên người Canada (đã rõ danh tính).
  2. Tổng nguồn cung: Bitcoin có tổng nguồn cung cố định là 21 triệu BTC, còn Ethereum ngược lại không có giới hạn về tổng cung.
  3. Thuật toán: Mặc dù về cơ bản đều sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Work (PoW), nhưng Ethereum sử dụng thuật toán Ethash, khác với Bitcoin sử dụng thuật toán SHA-56.
  4. Tốc độ giao dịch: Tốc độ giao dịch của Bitcoin chỉ đạt khoảng 7 TPS/giây, còn Ethereum là khoảng 20-25 TPS/giây (gấp gần 3 lần so với Bitcoin).

Ngoài ra để so sánh nữa thì Bitcoin với Ethereum vẫn sẽ còn rất nhiều điểm khác biệt mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài viết khác.

Ether Là Gì?


Ether là “nhiên liệu” cho blockchain Ethereum. Mặc dù thuật ngữ Ethereum thường được sử dụng để mô tả tiền điện tử của mạng Ethereum, nhưng Ether mới thực sự là loại tiền tệ thực tế được sử dụng.

  • Ethereum là khái niệm đề cập đến blockchain, giao thức hoặc mạng.
  • Ether là tiền điện tử thanh toán cho các giao dịch và sức mạnh xử lý trên mạng Ethereum.

Ether được đo lường bằng hai đơn vị là gwei và wei.

  • Gwei: Mỗi ETH token tương ứng với 1 tỷ gwei.

Gwei thường được sử dụng trong báo giá, thanh toán phí gas trên chuỗi khối Ethereum. Mặc dù ví tiền điện tử Ethereum thường chuyển đổi phí sang đồng đô la Mỹ hoặc các loại tiền tệ khác để thuận tiện nhất trong giao dịch tiền điện tử.

  • Wei: Mỗi gwei tương ứng với 1 tỷ wei.

Wei đề cập đến mệnh giá nhỏ nhất của đồng ether.

Phí gas trên Ethereum sẽ thay đổi dựa trên băng thông, không gian và độ khó tính toán của hợp đồng thông minh (smart contract).

Tổng Nguồn Cung ETH

Những bên tham gia xác thực trên mạng Ethereum kiếm được phí trả bằng ether khi thêm các khối hợp lệ vào blockchain (chuỗi khối). Giao thức Ethereum sẽ tạo ra những phần thưởng mới này, làm tăng tổng nguồn cung ETH.

Giao thức này cũng sẽ đốt phí giao dịch cơ bản, giảm nguồn cung bằng cách gửi ether đến một địa chỉ không thể phục hồi.

Tổng Nguồn Cung ETH

Nhìn chung, tổng nguồn cung ETH về cơ bản đã giảm phát một chút kể từ khi đề xuất cải tiến Ethereum (EIP) 1559 được cộng đồng phê duyệt, cho phép thực hiện giao thức đốt phí cơ bản.

Ethereum 2.0 Là Gì?


Ethereum 2.0 đề cập đến sự chuyển đổi của chuỗi khối Ethereum từ cơ chế đồng thuận bằng chứng công việc (PoW – Proof-of-Work) sang cơ chế đồng thuận bằng chứng cổ phần (PoS – Proof-of-Stake).

Cho đến ngày 01 tháng 12 năm 2020, Ethereum vẫn sử dụng PoW để xác thực các giao dịch. Bắt đầu từ thời điểm cuối năm 2020, Ethereum đã ra mắt chuỗi PoS, hay được gọi là Chuỗi Beacon. Hai chuỗi Beacon và Mainnet hoạt động song song với nhau cho đến ngày 15 tháng 9 năm 2022, thời điểm thực hiện quá trình “hợp nhất”.

Việc chuyển sang Ethereum 2.0 đã bổ sung cơ chế đặt cược cho mạng, cho phép chủ sở hữu ETH token hỗ trợ bảo mật của mạng, và kiếm các khoản lợi nhuận hấp dẫn từ các phần thưởng đặt cược.

Việc hợp nhất cũng đặt nền tảng cho shending, một bản nâng cấp giá trị theo kế hoạch cho phép mạng Ethereum chia trạng thái của chuỗi khối Ethereum thành 64 chuỗi nhỏ hơn, được gọi là shard (phân đoạn), mỗi chuỗi phân đoạn (shard chain) sẽ có lịch sử giao dịch và trạng thái chuỗi khối riêng.

Tuy nhiên, chuỗi phân đoạn hiện không còn nằm trong lộ trình phát triển của Ethereum nữa.

Thay vào đó, các nhà phát triển đồng Ethereum đang nhắm mục tiêu đến Danksharding, một phương pháp mở rộng quy mô để tăng cường khả năng giao dịch, có thể giúp mở rộng hiệu suất, đạt tới 100.000 giao dịch mỗi giây. Hiện tại, mạng Ethereum đang có khả năng xử lý 20 cho đến 30 giao dịch mỗi giây.

Top 10 đồng coin đáng đầu tư nhất 2024 cũng có rất nhiều coin được xây dựng, phát triển dựa trên blockchain Ethereum.

Ethereum Có Thể Được Khai Thác Như Bitcoin Không?


Việc Ethereum chuyển sang cơ chế bằng chứng cổ phần (proof-of-stake) đồng nghĩa với việc hoạt động khai thác Ethereum là không thể thực hiện được nữa.

Tuy nhiên, Ethereum Classic vẫn sử dụng cơ chế bằng chứng công việc (proof-of-work), nên Ethereum Classic hoàn toàn vẫn có thể khai thác được. Hai chuỗi này đã phân nhánh vào năm 2016, trong đó phần lớn cộng đồng còn lại là thuộc chuỗi chính ngày nay Ethereum 2.0.

Cách Mua Đồng Ethereum


Hiện là loại tiền điện tử lớn thứ hai theo vốn hóa thị trường, Ethereum luôn có sẵn trên các sàn giao dịch tiền điện tử nổi tiếng trên toàn thế giới.

Các sàn giao dịch tiền điện tử như Coinbase và các nhà môi giới như OKX cho phép mọi người mua ETH và các loại tiền điện tử khác bằng USD, GBP hoặc các loại tiền tệ fiat khác rất đơn giản, nhanh chóng và dễ dàng, đặc biệt là đối với đối tượng người dùng mới.

Để bắt đầu mua Ethereum, lấy Coinbase làm ví dụ, bạn có thể làm theo các bước cơ bản sau.

  1. Đăng ký tài khoản: Truy cập sàn Coinbase và nhấn vào nút “Đăng ký”.
  2. Hoàn tất xác minh danh tính: Coinbase yêu cầu người dùng cần phải xác minh danh tính bằng cách tải lên bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân do chính phủ cấp.
  3. Liên kết phương thức thanh toán: Coinbase hỗ trợ thực hiện thanh toán thông qua chuyển khoản ngân hàng hay thẻ ghi nợ ở nhiều quốc gia. Một số khu vực Coinbase cũng hỗ trợ cả PayPal.
  4. Chọn số tiền đầu tư: Hãy cân nhắc số vốn bạn muốn đầu tư là bao nhiêu, và liệu bạn có muốn đầu tư thường xuyên hay là không.
  5. Mua ETH: Khi đã sẵn sàng, bạn có thể sử dụng nút Mua & Bán để hoàn tất giao dịch mua ETH, cũng như các loại tiền điện tử của mình chỉ sau vài cú nhấp chuột. Ngoài ra, Coinbase cũng cung cấp tùy chọn giao dịch nâng cao nơi bạn có thể giao dịch với mức phí thấp hơn.

Sau khi thực hiện giao dịch mua ETH, để quản lý, bạn có thể lựa chọn lưu trữ chúng trong các ví tiền điện tử tương thích với Ethereum sau đây.

Chọn Ví Ethereum


Ví tiền điện tử chứa các khóa riêng (private key) giúp kiểm soát, quả lý tài sản tiền điện tử của bạn trên blockchain. Bạn có thể chọn giữa ví nóng (hot wallet) hoặc ví lạnh (cold wallet) – hoặc sử dụng kết hợp cả hai loại cùng nhau.

Ví nóng (hot wallet) tạo và lưu trữ private key của bạn trên thiết bị được kết nối với internet. Ví nóng gồm có các ví tiền điện tử phần mềm như tiện ích mở rộng trình duyệt hoặc ứng dụng di động.

Ví lạnh (cold wallet) tạo và lưu trữ khóa riêng của bạn hoàn toàn ngoại tuyến. Ví lạnh thường là thiết bị phần cứng kết nối qua USB, hoặc sử dụng mã QR để thực hiện kết nối với ứng dụng ví.

  • Ví nóng cung cấp nhiều tiện lợi hơn. Bạn có thể dễ dàng sử dựng hot wallet để kết nối với các ứng dụng phi tập trung để sử dụng tiền điện tử của mình. Tuy nhiên, vì có bản chất là phần mềm, các ví nóng có thể có lỗi hoặc sai sót khiến chúng dễ bị kẻ xấu khai thác tấn công hơn so với ví lạnh.
  • Ví lạnh hoàn toàn ngoại tuyến, và hoạt động giống như các trình xác thực hai yếu tố. Để thực hiện thanh toán, nạp rút ETH…, bạn cần xác nhận giao dịch trên thiết bị ví lạnh của mình.

Việc kết hợp sử dụng đồng thời cả hai ví nóng và lạnh để lưu trữ ETH cũng là lựa chọn rất đáng cân nhắc. Ví dụ, MetaMask, ví nóng phổ biến hàng đầu thế giới hiện nay, hỗ trợ cả ví phần cứng Ledger và Trezor, cũng là hai trong số những thương hiệu ví lạnh top đầu.

Thiết lập này cho phép bạn kết nối với dApps dễ dàng, thuận tiện đồng thời bảo vệ tài sản của mình bằng các khóa được lưu trữ hoàn toàn ngoại tuyến trong ví phần cứng của bạn.

Sử Dụng Ethereum: Từ Hoạt Động Thanh Toán Cho Đến Đầu Tư


Chúng ta đã biết Ether được sử dụng để thanh toán cho các giao dịch thực hiện trên mạng Ethereum. Tuy nhiên, không chỉ làm công cụ thanh toán, mà ETH còn là loại tiền tệ có nhiều công dụng, và sự phổ biến của chuỗi khối Ethereum có nghĩa là ETH cũng có giá trị sử dụng cả bên ngoài mạng.

  • Mua NFT: Các token không thể thay thế (NFT) thể hiện quyền sở hữu tuyệt đối của nhà đầu tư đối với tài sản kỹ thuật số. NFT hiện có thể đại diện cho quyền sở hữu bất cứ thứ gì. Trong tương lai, bạn có thể thấy bất động sản và các tài sản khác có sẵn ở dạng các NFT được mã hóa.
  • Hoán đổi lấy các tài sản khác: Bạn có thể hoán đổi ETH của mình lấy các loại tiền điện tử phổ biến khác trên các sàn giao dịch phi tập trung như OKX, Uniswap.
  • Mua các loại hàng hóa và dịch vụ trong thế giới thực: Các nhà bán lẻ như Newegg đã chấp nhận ETH làm phương tiện thanh toán cho nhiều loại hàng hóa mà họ bày bán.
  • Kiếm lợi nhuận: Thế giới DeFi cung cấp vô số cách để kiếm lợi nhuận bằng ETH mà bạn sở hữu. Ví dụ, cách đơn giản nhất trong số này là thông qua Liquid Staking. Các nền tảng như Lido cho phép bạn gửi ETH của mình vào một hợp đồng thông minh để đổi lấy token đặt cược (stake) thanh khoản mang lại lợi nhuận từ phần thưởng đặt cược. Sau đó, bạn có thể giữ hoặc hoán đổi các token của mình nếu cần – hoặc thậm chí sử dụng chúng làm tài sản thế chấp trong các ứng dụng cho vay tiền điện tử như Aave.
  • HODL (NẮM GIỮ): Cách này thì ai cũng biết, bạn chỉ cần mua, nắm giữ ETH, chờ giá lên rồi bán ra lấy lợi. Trong thế giới tiền điện tử chiến lược này gọi là HODLing. Nếu bạn đã stake ETH của mình thông qua các sàn giao dịch như Coinbase hoặc giao thức đặt cược thanh khoản như Lido, bạn có thể kiếm được tỷ suất lợi suất khá tốt, thường là khoảng 3,5%, hoặc hơn.

Ưu Điểm Và Nhược Điểm Khi Đầu Tư Ethereum


Hãy cùng đi sâu phân tích những ưu và nhược điểm của việc đầu tư vào đồng Ethereum ở thời điểm hiện tại nhé:

Ưu điểm

  • Khi hệ sinh thái Ethereum tiếp tục tăng trưởng sẽ thúc đẩy nhu cầu lớn của thị trường đối với ETH.
  • Một quỹ ETH cho Ethereum như Bitcoin sẽ là minh chứng, bảo đảm pháp lý tốt nhất cho loại tiền điện tử này.
  • Phần thưởng đặt cược (stake) token mang lại lợi nhuận đã được chứng minh.
  • Đầu tư Ethereum là lựa chọn tuyệt vời giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư.

Nhược điểm

  • Giá ETH có khả năng biến động rất mạnh chỉ trong thời gian ngắn.
  • Mức phí giao dịch cao có thể ảnh hưởng đến khả năng, nhu cầu sử dụng Ethereum.
  • Các chuỗi khối mới hơn như Solana cung cấp giao dịch nhanh hơn với chi phí thấp hơn, là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Ethereum.

Kết luận – Có Nên Đầu Tư Vào Ethereum Không?


Ethereum vẫn là một trong những loại tiền điện tử hứa hẹn nhất hiện tại cho các nhà đầu tư. Việc chuyển đổi sang Ethereum 2.0 giúp giảm thiểu đáng kể tác động của lạm phát nguồn cung.

Nhu cầu về mạng ngày càng tăng trong khi nguồn cung đã được tích hợp cơ chế giảm phát khiến ETH vừa là phương thức đầu tư hấp dẫn, vừa là hình thức lưu trữ giá trị hợp lý.

Lợi suất đặt cược (stake) bền vững khiến Ethereum trở nên nổi bật so với các loại tiền điện tử khác, vốn đa số không cung cấp lợi suất đặt cược. Tuy nhiên, thẳng thắn mà nói Ethereum không phù hợp với tất cả các đối tượng nhà đầu tư.

Biến động giá và thậm chí là những biến động khó lường liên quan tới các quy định pháp lý có thể khiến Ethereum và các loại tiền điện tử khác trở nên rủi ro hơn đáng kể so với các khoản đầu tư truyền thống. Hãy tự mình thực hiện các nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi bỏ tiền đầu tư vào bất cứ đồng tiền điện tử nào, kể cả là Ethereum.

Câu Hỏi Thường Gặp

Chuỗi khối Ethereum sử dụng cơ chế đồng thuận nào?

Sau khi nâng cấp lên phiên bản Ethereum 2.0, Ethereum đã chuyển sang cơ chế bằng chứng cổ phần Proof of Stake. Còn trước đó, giống như Bitcoin, Dogecoin, Litecoin và nhiều loại tiền điện tử khác, Ethereum sử dụng cơ chế đồng thuận bằng chứng công việc Proof of Work.

So sánh cơ chế hoạt động của Ethereum so với Bitcoin?

Bitcoin sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Work, yêu cầu người dùng đóng góp sức mạnh tính toán để duy trì sức mạnh của mạng, đồng thời nhận được các phần thưởng khối. Các tài nguyên được cung cấp sau đó sẽ được sử dụng để giải các phương trình toán học phức tạp nhằm xử lý các giao dịch và khai thác các block BTC mới. Ethereum sử dụng cơ chế bằng chứng cổ phần tiên tiến hơn, yêu cầu người dùng đóng góp token và trở thành người xác thực giám sát quá trình xử lý các giao dịch.

Ai là người kiểm soát Ethereum?

Ethereum hoàn toàn phi tập trung hóa, có nghĩa là không có cơ quan nào thực sự có quyền kiểm soát, khống chế Ethereum. Các nhà phát triển tạo ra các bản nâng cấp mới cho Ethereum, nhưng cộng đồng mới thực sự là những người điều hành Ethereum. Tất cả các quyết định được thực hiện thông qua cơ chế bỏ phiếu trong một nền dân chủ thực sự.

Điểm khác biệt chủ yếu giữa staking on-chain và off-chain là gì?

Mặc dù có tên và thiết kế tương tự trên giao diện máy khách nhưng staking on-chain (trên chuỗi) và off-chain (ngoài chuỗi) về mặt bản chất là các tính năng hoàn toàn riêng biệt. Staking on-chain sử dụng các tài sản “On-chain” trong giao thức Bằng chứng cổ phần (Proof-of-Stake), chẳng hạn như Ethereum. Còn staking off-chain sử dụng tài sản “Off-chain”.

Cơ chế bằng chứng cổ phần là gì?

Bằng chứng cổ phần (tiếng Anh là proof-of-stake) là thuật toán đồng thuận sử dụng token tiền điện tử và ưu đãi mạng để duy trì mức độ an toàn, bảo mật cho blockchain. Trên blockchain bằng chứng cổ phần như Ethereum, các token ETH sẽ được staking (đặt cược), qua đó giúp những người xác thực mạng đủ điều kiện xác minh các giao dịch và khuyến khích hành vi trung thực của họ. Số lượng ETH mà một người xác thực staking tỷ lệ thuận với khả năng họ sẽ được chọn để xác thực giao dịch. Những người được chọn để xác minh việc thực hiện các giao dịch trên blockchain bằng chứng cổ phần như Ethereum đều sẽ được nhận thưởng bằng ETH.