. 24 min read

Top 10 thị trường NFT

Top 10 thị trường NFT

Tại thời điểm trong tương lai thì có thể xem năm 2021 là một năm quan trọng trong lịch sử nghệ thuật. Các nhà sử học có thể nhìn lại và chỉ ra rằng năm 2021 là năm mà các NFT bùng nổ trên sàn diễn thế giới.

NFT đang bắt đầu nắm giữ lượng tài sản đáng kinh ngạc. Vào tháng 1 năm 2021, tổng doanh số NFT của 6 sàn giao dịch lớn được theo dõi bởi cryptoart.io chỉ đạt 12 triệu đô la. Đến tháng 3 năm 2021, con số này đã tăng vọt lên hơn 200 triệu đô la.

Đây là mức tăng gấp 16 lần trong vòng 2 tháng. Một phần đáng sợ về tất cả những điều này là NFT vẫn là một thị trường còn khá non trẻ trong hệ sinh thái phi tập trung. Trong khi Bitcoin ra đời vào năm 2009 thì NFT chỉ mới đến gần hơn với thế giới kể từ năm 2017.

Với tất cả những điều đó, thì câu hỏi đặt ra đâu mới là thị trường NFT hàng đầu hiện nay?

Không có câu trả lời đúng cho điều này. Không gian NFT quá mới đến nỗi các sàn giao dịch đang thử nghiệm cách thể hiện các NFT của họ một cách tốt nhất.

Thay vì sắp xếp thứ bậc rõ ràng cho các sàn giao dịch, bài viết sẽ xem xét danh sách các sàn giao dịch NFT hàng đầu trong đó sẽ có một số sàn giao dịch lớn nhất cũng như ưu và nhược điểm của từng sàn giao dịch. Mặc dù những sàn giao dịch này sẽ được đánh giá dựa trên những tiêu chí cụ thể của riêng chúng, những sàn giao dịch này đã được lựa chọn dựa trên cơ sở người dùng và khối lượng tiền tệ của chúng.

Nói cách khác, chúng được chọn chủ yếu bởi các số liệu đo lường khách quan nhưng cũng được đánh giá chủ quan. Chúng tôi sẽ chia 10 nền tảng giao dịch giao dịch được chọn thành 4 loại sau đây:

  • Thị trường mở
  • Thị trường chọn lọc
  • Thị trường đồ sưu tầm
  • Thị trường vật phẩm game

Thị trường mở là nơi bạn có thể tìm thấy mọi thứ ngay trong đó, từ tác phẩm nghệ thuật thị giác đến các file âm nhạc, vật phẩm sưu tầm, vật phẩm trò chơi. Bằng cách này, các thị trường NFT này cởi mở hơn cho bất kỳ ai muốn tham gia vào lĩnh vực NFT.

Vật phẩm sưu tầm là tập hợp các NFT đều được gắn thương hiệu với chất lượng tương tự nhau, chẳng hạn như CryptoPunks. Nền tảng giao dịch đồ sưu tập dành cho CryptoPunks đều được làm theo cùng một phong cách, nhưng chúng có nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau.

Nền tảng giao dịch vật phẩm trò chơi sẽ bao gồm các thị trường NFT được thúc đẩy bởi các tài sản được mua trên các ứng dụng trò chơi

Thị trường NFT mở

1. OpenSea

OpenSea thường được coi là nền tảng giao dịch NFT đầu tiên và được xem là thị trường NFT lớn nhất hiện nay. Phân tích của DappRadar đồng ý về điều này. Xét trên thị trường chung, OpenSea đã có khối lượng giao dịch tiền tệ lớn nhất trong 30 ngày qua hoặc trong tháng 3 năm 2021.

Giao diện dễ sử dụng với nền trắng và sử dụng màu xanh cho các liên kết trợ giúp tạo cảm giác dễ chịu và hài hòa khi tham gia nền tảng. Vì có lẽ là sàn giao dịch mở lâu đời nhất, OpenSea có một giao diện người dùng trực quan một cách đáng ngạc nhiên.

OpenSea - Thị trường NFT

OpenSea cũng được coi là nền tảng tốt cho người mới bắt đầu vì các hướng dẫn mà của nó đưa ra rất dễ hiểu. Bạn có thể tìm hiểu rất nhiều về cách hoạt động của thị trường NFT bằng cách sử dụng nền tảng này.

Khi đúc một bộ sưu tập NFT, nền tảng này không yêu cầu bạn phải trả phí gas (phí giao dịch) cho mỗi lần khi đúc một NFT. Thay vào đó, nó sẽ nhắc bạn thanh toán phí gas một lần khi bạn bắt đầu bán hàng trên nền tảng. Người mua phải trả phí gas khi mua tác phẩm nghệ thuật của bạn.

Tuy nhiên, tiền bản quyền bạn có thể nhận được cho mỗi vật phẩm không cao bằng một nền tảng như Rarible, vì nó được giới hạn ở mức 10%, trong khi tiền bản quyền của Rarible mà bạn có thể yết thị lên tới 30%.

Mặc dù vậy, điều đó cũng có thể chấp nhận được vì một nhà đầu tư tiềm năng có thể khó bán tác phẩm của bạn nếu tiền bản quyền quá cao.

Ngoài ra, bạn có thể thêm các vật phẩm từ các nền tảng khác như Mintable và Rarible vào OpenSea, điều này khiến nó thực sự là một nền tảng linh hoạt.

2. Rarible

Đối với thị trường mở thì Rarible có số lượng người dùng lớn nhất cho đến nay. Khi bạn gõ URL của Rarible, bạn sẽ lập tức được chào đón với thị trường giao dịch này. So sánh điều này với OpenSea, thì bạn phải nhấp vào nút “Khám phá” (Explore) để xem những gì đang được trao đổi ở đây.

Rarible - Thị trường NFT

Giao diện người dùng trên Rarible rất năng động và mang lại bầu không khí vui vẻ tại nơi đây. Với theme vàng giúp làm nổi bật điều này và làm cho nền tảng nhộn nhịp, dễ sử dụng và không quá trang trọng.

Nền tảng này cũng hiển thị những người bán hàng đầu trong ngày và một số quảng cáo NFT tiềm năng ở trên cùng, giúp bạn dễ dàng tham gia vào thị trường ngay lập tức. Cách marketing này có lẽ là một lý do lớn để lý giải tại sao cơ sở người dùng trên nền tảng này lại cao như vậy.

Thỉnh thoảng bạn sẽ thấy những người nổi tiếng như Mark Cuban và Lindsey Lohan bị lôi vào đây. Nó tạo ra một không gian NFT thoải mái cho người dùng. Ưu tiên của Rarible không phải là việc đi đầu trong công nghệ nghệ thuật mà là về sự tương tác chân thật giữa cộng đồng nghệ sĩ.

Tuy nhiên, việc đúc NFT trên nền tảng này yêu cầu phải trả trước gas. Nếu bạn mới bắt đầu thì điều này có thể cực kỳ tốn kém.

Mặt khác, bạn có thể đặt tiền bản quyền của mình rất cao và lên tới 30%. Nếu bạn cảm thấy tự tin rằng giá trị NFT của mình sẽ vẫn cao ngay cả khi tiền bản quyền cao, thì đây có thể là nền tảng mà bạn muốn đúc NFT của mình.

Thị trường NFT chọn lọc

3. Foundation

Foundation không phải là một thị trường NFT thông thường. Trên Foundation, cộng đồng bỏ phiếu cho các tác phẩm nghệ thuật xuất hiện trên ứng dụng này, nhấn mạnh tính chất P2P hơn, tương tự như công nghệ mà các NFT được tạo ra.

Để đăng ký trở thành một nghệ sĩ trên Foundation, bạn phải tạo một tài khoản và thêm tên của mình vào Cộng đồng Upvote. Sau đó, bạn sẽ được quyết định dựa trên sự bình chọn của cộng đồng dành cho tác phẩm của bạn. Nếu bạn muốn bình chọn sau khi đã là thành viên, bạn cần đăng nhập, và kiểm tra xem danh sách nhà sáng tạo và bắt đầu ủng hộ nghệ sĩ bạn thích. 

Foundation - Thị trường NFT

Foundation đặt mục tiêu “trao quyền cho nhà sáng tạo”. Hiện tại, nền tảng không hoàn toàn do người dùng quản lý, nhưng nó nhằm mục đích trở thành ngang hàng P2P hoàn toàn khi cộng đồng phát triển. Lượng người dùng của Foundation vẫn đang tăng trưởng và có khối lượng giao dịch rất cao.

Giao diện của nền tảng này có màu đen và theo chủ nghĩa tương lai hóa. Hình ảnh lớn, rõ ràng và chuyên nghiệp. Góc trên cùng bên trái có các những hình khối màu đen: hình tam giác, hình tròn, hình vuông.

Bên dưới mỗi NFT được đấu giá là một thanh màu đen và mỗi NFT được đấu giá được đặt cách xa nhau. Thẩm mỹ tối giản, tối màu làm cho nền tảng mang đậm phong cách tân tiến và chuyên nghiệp.

Nhược điểm có thể có của một nền tảng hoàn toàn do người dùng quản lý như Foundation chính là sự xuất hiện tràn ngập của một kiểu độc quyền – nếu tất cả người dùng đều đồng ý với chuyện này. Nó có thể cản trở sự đa dạng hóa của nền tảng. Tuy nhiên, ta cũng có thể nói rằng điều này giúp Foundation củng cố một phong cách theo chủ đề cụ thể.

4. SuperRare

SuperRare được thành lập vào năm 2017 và là thị trường NFT chọn lọc đầu tiên. Đúng như tên gọi, mỗi tác phẩm nghệ thuật ở đây là độc nhất. Điều này có nghĩa là các tác phẩm nghệ thuật mà bạn thấy sẽ không có bản sao nào được đúc. Do đó chúng ‘siêu hiếm’.

Nền tảng này được marketing dưới dạng kết hợp giữa Christie’s – nhà đấu giá cao cấp nổi tiếng, và Instagram. Có thể nói, họ thực sự đạt được hào quang này nhờ vào biên tập xuất sắc của mình. Tại đó, chúng ta có một cái nhìn tổng quan về các nghệ sĩ, phong cách, lời khen và những câu chuyện của họ. Bài biên tập này cho thấy sự hiện diện mạnh mẽ và cao cấp của nền tảng SuperRare.

SuperRare - Thị trường NFT

Một nghệ sĩ phải gửi tác phẩm của họ đến SuperRare và nhân viên SuperRare sẽ quyết định xem chúng có thuộc diện được bán hay không, thay vì dựa trên bình chọn của cộng đồng. Điều này giúp nâng cao chất lượng trung bình của tác phẩm nghệ thuật.

Nét đặc biệt của họ xoay quanh niềm đam mê cho việc sưu tập. SuperRare tin vào việc sưu tập, nó như một hoạt động xã hội mà công chúng có thể tham gia, từ đó gắn kết cộng đồng với nhau. Phòng trưng bày sẽ nhận được 15% hoa hồng của lần bán đầu tiên, trong khi nghệ sĩ sẽ nhận được 85%. Sau đó, nghệ sĩ gốc sẽ được nhận 3% tiền bản quyền.

SuperRare sử dụng giao diện tối giản, chuyên nghiệp. Mặc dù vậy, nó không hoàn toàn yên tĩnh như Foundation. Cái tên SuperRare cũng không có vẻ cao cấp như Foundation. Cái tên SuperRare thể hiện một sự rõ ràng, thẳng thắn trong khi từ “Foundation” mang lại cảm giác bao quát.

Mặc dù vậy, SuperRare đã thành công trong việc tạo ra một Christie’s được “crypto hóa” với độ hiếm có và danh tiếng của các tác phẩm nghệ thuật. Bài biên tập được đề cập ở trên đã làm nên điều kỳ diệu trong việc nâng cao hình ảnh của SuperRare.

5. Nifty Gateway

Như biểu đồ về số liệu nghệ thuật crypto được hiển thị ở đầu bài viết, Nifty Gateway có doanh số bán hàng ấn tượng nhất trong ​​tất cả thị trường NFT nghệ thuật được chọn lọc. Tự hào với những tên tuổi lớn đầy ấn tượng như Steve Aoki, Calvin Harris, Grimes và The Weeknd, Nifty Gateway đã đấu giá tác phẩm nghệ thuật của họ trên nền tảng này.

Điều gì khiến Nifty Gateway có quyền lực mạnh mẽ như vậy trong thế giới NFT? Đơn giản. Bạn có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng. Người dùng không phải thiết lập MetaMask và thanh toán bằng Ethereum, khiến nó trở nên dễ tiếp cận hơn.

Nifty Gateway - Thị trường NFT

Nền tảng đã làm giúp cho bạn việc đưa quy trình mang tính chất tập trung sang thế giới phi tập trung. Bằng cách này, Nifty Gateway thu hẹp khoảng cách giữa dân số lớn và thế giới phi tập trung. Sứ mệnh của họ là mang NFT đến với 1 tỷ người.

Tuy nhiên, những người mong muốn một thế giới phi tập trung thuần túy hơn có thể không thích ý tưởng về một thị trường NFT khổng lồ như vậy mà lại thanh toán bằng thẻ tín dụng. Điều này mang lại cảm giác mâu thuẫn khi sở hữu thứ gì đó trên mạng lưới phi tập trung.

Mặc dù nền tảng của họ lưu trữ một số nghệ sĩ tên tuổi, nhưng nó không mang lại nhiều cảm giác cao cấp, chỉ với thiết kế đơn giản là khoảng trắng giữa mỗi NFT. Tuy nhiên, Nifty Gateway là một nền tảng đầy cảm hứng và đã làm được rất nhiều điều để đưa NFT phổ biến hơn với công chúng.

Thị trường NFT dành cho vật phẩm sưu tầm

6. CryptoPunks

CryptoPunks vẫn là một trong những bộ sưu tập NFT có giá trị nhất, mặc dù nó chỉ có 10.000 vật phẩm sưu tầm. Được thành lập bởi LarvaLabs, những bức chân dung pixel đơn giản này có giá trị bởi vì nguồn gốc của chúng: một số NFT đầu tiên có sẵn trên mạng Ethereum.

CryptoPunks - Thị trường NFT

Chỉ có 9 ‘Alien punks’ hiếm hoi. Những phiên bản này ban đầu được bán với giá dưới 100 USD. Bốn năm sau, chúng có giá trị lên tới hàng triệu USD.

Trang web này không phải là nơi đa dạng nhất về các vật phẩm mà bạn có thể mua, nhưng trang web có bảng màu hồng-tím đặc trưng. Mặc dù bạn có thể tìm thấy một số CryptoPunks này trên OpenSea, chúng cũng được trưng bày gọn gàng trên larvalabs.com. CryptoPunks mang tính cách mạng của lịch sử blockchain và xứng đáng là một trong những thị trường NFT hàng đầu trên thế giới.

7. NBA Top Shot

Mặc dù tương đối mới, nhưng NBA Top Shot là một trong những thị trường NFT thành công nhất hiện có về mặt tài chính, với hơn 340.000 người dùng. Theo DappRadar, NBA Top Shot đã kiếm được hơn 180 triệu USD trong tháng qua, trong khi Cryptopunks đã có khối lượng giao dịch khoảng 250 triệu USD.

NBA Top Shot chỉ mới ra mắt vào cuối năm 2020, khá mới mẻ so với CryptoPunks đã xuất hiện từ năm 2017!

NBA Top Shot - Thị trường NFT

Nhìn về ngoài, tính thẩm mỹ NBA Top Shot cao hơn nhiều so với CryptoPunk, các bộ sưu tập là những cuộn phim 3D nổi bật về những khoảnh khắc NBA. Dapper Labs đã thực hiện những thiết kế tuyệt đẹp thực sự thể hiện tương lai của các bộ sưu tập NFT.

Điểm trừ duy nhất có lẽ sẽ dành cho những người theo chủ nghĩa phi tập trung  thuần túy, bởi vì họ không tin vào việc mua NFT bằng tiền pháp định. Mặt khác, bố cục và cách trình bày là thứ bạn mong đợi từ một trong những thị trường NFT thể thao lớn nhất thế giới.

8. Ether Cards

Vượt qua khoảng cách giữa nghệ thuật và bộ sưu tập thẻ, Ether Cards trở nên cực kỳ độc đáo. Nền tảng này được quản lý bởi đội ngũ Ether Cards và họ có các nghệ sĩ chất lượng hàng đầu.

Nghệ sĩ có thể tùy chỉnh tác phẩm nghệ thuật của họ thành các thẻ giao dịch với những tính chất độc đáo, chính xác là “được game hóa” theo trích dẫn của EtherCards. Thiết kế của trang web khá bóng bẩy và chuyên nghiệp, cạnh tranh với bất kỳ thứ gì trên thị trường lúc này.

Ether Cards - Thị trường NFT

Mỗi nghệ sĩ đều có phần tiểu sử để giải thích tác phẩm và tầm nhìn của mình. Họ cũng nhấn mạnh thêm vào việc thu thập toàn bộ tác phẩm theo set của một chủ sở hữu. Mỗi thẻ mà bạn sở hữu sẽ có tính chất riêng gắn liền với nó và các tính chất này khác nhau tùy thuộc vào món bạn nhận được.

Bạn cũng có thể nhận được tiền thưởng nếu bạn có toàn bộ thẻ bài. Mặc dù nền tảng này không thể được tiếp cận đối với những người chưa quan tâm đến NFT, nhưng nền tảng này đã cung cấp những ý tưởng độc đáo, sáng tạo cho không gian NFT.

Thị trường NFT vật phẩm trò chơi

9. Axie Infinity

Nếu bạn thích các trò chơi chiến thuật và những sinh vật dễ thương, thì Axie Infinity sẽ là nơi dành cho bạn. Trong đó, bạn có thể tạo một nhóm quái vật, hoặc Axie, để chiến đấu với những quái vật khác bằng cách sử dụng các thẻ Axie đã thu thập của mình.

Bạn thậm chí cũng có thể nhân giống quái vật của riêng mình để tạo Axie mới. Khi bạn cảm thấy thoải mái với cơ chế này, bạn có thể sử dụng những sinh vật đáng yêu của mình để chiến đấu với những người chơi khác.

Axie Infinity - Thị trường NFT

Trên thị trường này, các quái vật Axie, vật phẩm, mảnh đất trong trò chơi sẽ được đem đi đấu giá. Sự lém lỉnh của nền tảng đang thu hút những người thường không quan tâm đến thế giới phi tập trung. Thiết kế hấp dẫn và các nút lớn làm cho giao diện dễ dàng truy cập.

Tự hào với doanh số bán hàng và lượng người dùng ổn định, Axie Infinity đã tự khẳng định mình là thị trường trò chơi và NFT nổi bật.

10. Decentraland

Mặc dù một số người có thể không cho rằng Decentraland là một trò chơi, nhưng thế giới thực tế ảo của nó rất giống một trò chơi điện tử sandbox. Trong trò chơi sandbox như Minecraft, bạn được cung cấp một bộ công cụ và quy tắc để xây dựng thế giới theo trí tưởng tượng của mình.

Decentraland - Thị trường NFT

Trong Decentraland, bạn có thể mua các lô đất  kỹ thuật số NFT và xây dựng bất cứ thứ gì bạn muốn trên đó. Một số người chơi đã xây dựng các bảo tàng lưu trữ tác phẩm nghệ thuật NFT của họ, đưa trò chơi vào vùng đất của họ hoặc thậm chí tạo thị trường cho chúng. Một số người dùng cũng đã kiếm được hàng tấn tiền khi mua các lô đất kỹ thuật số để bán chúng sau này. Đúng vật, đó gọi là kinh doanh bất động sản kỹ thuật số.

Câu hỏi đặt ra là, ‘làm thế nào vùng đất đất kỹ thuật số có thể có giá trị như vậy’? Mỗi khi người dùng lao vào thế giới ảo, ho sẽ tự động tham gia và tương tác. Nếu một công ty đang quảng cáo trên đó, bạn có thể vào tòa nhà ảo của họ từ bất kỳ đâu trên thế giới và tương tác với chúng.

Sẽ có các tính năng như là nhấp vào quảng cáo biển quảng cáo và bạn sẽ được chuyển hướng đến trang web của nhà quảng cáo. Đây được cho là một quảng cáo hấp dẫn hơn là đi ngang qua một biển quảng cáo vật lý khổng lồ trong thế giới thực. Các tùy chọn sẽ bị giới hạn bởi sự sáng tạo.

Đây quả thật là một nền tảng khá phức tạp, vì vậy có thể khó đối với những người không quen với thế giới kiểu sandbox. Tuy nhiên, người dùng sẽ hài lòng vì chính họ là người tạo ra thế giới với khả năng vô tận.