. 21 min read

Cách lưu trữ tiền điện tử an toàn năm 2024

Những ai tham gia thị trường crypto thường hay lo lắng vì sợ số tiền điện tử quý báu của họ có thể bị đánh cắp. Mua tiền điện tử là một chuyện, trong khi việc lưu trữ nó một cách an toàn đòi hỏi những kỹ năng cũng như kiến ​​thức hoàn toàn khác.

Tuy nhiên, việc cất giữ tiền điện tử một cách an toàn không có gì là phức tạp cả. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách để bảo vệ tiền của mình, cách chọn ví tiền điện tử phù hợp và tránh các mối nguy hiểm tiềm ẩn phổ biến nhất về bảo mật tiền điện tử.

tiền điện tử

Ví tiền điện tử là gì

Ví tiền ảo hay ví tiền điện tử là một ứng dụng phần mềm hay một thiết bị phần cứng được sử dụng để lưu trữ các tài sản kỹ thuật số với thông tin mã khóa công khai (public key) và mã khóa cá nhân (private key).

Bạn có thể thực hiện gửi và nhận tiền điện tử, theo dõi số dư ví, và tương tác với các blockchain khác nhau. Tóm lại, bạn cần có ví tiền điện tử để quản lý tài sản tiền điện tử của mình và giữ chúng an toàn.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều ví tiền điện tử, nhưng tựu chung lại, xét về đặc điểm chính mọi loại ví điện tử sẽ thuộc hai dạng cơ bản nhất là ví nóngví lạnh.

Ví nóng được kết nối với internet và có thể được truy cập bất cứ lúc nào.

Ví lạnh không được kết nối với internet và cho phép bạn lưu trữ tiền điện tử ngoại tuyến. Bạn vẫn có thể nhận tiền bất cứ lúc nào với ví lạnh, nhưng không ai có thể chuyển chúng ra ngoài trừ bạn.

Ví nóng bao gồm tất cả ví tiền điện tử đám mây trực tuyến, hầu hết ví di động và ví phần mềm, cũng như các sàn giao dịch.

Ví lạnh là ví phần cứng, ví giấy và được lưu trữ hoàn toàn ngoại tuyến. Chúng thường ở dưới dạng phổ biến là các USB và các thiết bị lưu trữ dữ liệu tương tự ngoại tuyến, và thậm chí cả các vật phẩm mang tính vật lý như Bitcoin vật lý.

Hầu hết những người nắm giữ tiền điện tử đều thích sử dụng cả ví lạnh và ví nóng. Ví nóng rất tiện cho việc thực hiện các giao dịch thường xuyên, trong khi ví lạnh sẽ thích hợp hơn cho việc nắm giữ tài sản tiền điện tử lâu dài.

Nhưng trước khi chúng ta bắt tay vào khám phá các loại ví tiền điện tử khác nhau, chúng tôi sẽ giải thích cho bạn lý do tại sao việc giữ tài sản kỹ thuật số của bạn trên các sàn giao dịch thường lại không phải là một ý tưởng hay.

Các loại ví tiền điện tử

Dựa trên phương thức lưu trữ, trên thị trường hiện nay có 5 loại ví tiền điện tử chính gồm ví tiền điện tử giấy, ví phần cứng, ví đám mây, ví đa chữ ký ví trực tuyến. Hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết về từng loại ví tiền điện tử này:

Ví đa chữ ký

Đây là một giải pháp lưu trữ tiền điện tử đang ngày càng trở nên phổ biến. đa chữ ký là một phương thức tối ưu, tiên tiến để giữ cho khóa riêng (private key) của bạn được phân phối an toàn giữa các đồng nghiệp khác nhau.

Nó được đánh giá là giải pháp bảo mật hàng đầu dành cho doanh nghiệp, văn phòng gia đình, tổ chức phi tập trung và tất cả các đối tượng người dùng cá nhân.

Kho tiền đa chữ ký là một thỏa thuận được thiết lập giữa nhiều bên. Ví dụ, bạn có thể thiết lập một chiếc ví tiền điện tử có thể được mở khóa bằng 2/3 khóa riêng từ những người bạn, thành viên gia đình hoặc các đối tác kinh doanh đáng tin cậy nhất của bạn.

Bằng cách này, khoản tiền điện tử của bạn sẽ được an toàn ngay cả khi một trong các khóa riêng bị xâm phạm hoặc bị mất. 

Việc thiết lập sơ đồ đa chữ ký được coi là giải pháp lưu trữ nâng cao, phức tạp hơn so với các hình thức lưu trữ tiền điện tử khác, nhưng nó sẽ trở nên phổ biến hơn theo thời gian vì ngày càng có nhiều công cụ có thể truy cập được đối với người bình thường. Ví dụ, hãy cân nhắc xem hướng dẫn dưới đây của BTC Sessions.

Nếu bạn muốn nhận được hỗ trợ trong việc thiết lập đa chữ ký, giảm bớt rắc rối và áp lực thì có thể thử các dịch vụ bên dưới đây:

Bằng cách kết hợp hình thức lưu trữ kho lạnh và kho tiền đa chữ ký, cả cá nhân và công ty đều có thể đạt được mức độ bảo mật chưa từng có trong việc giữ cho tài sản tiền điện tử của bạn được an toàn.

Ví giấy

Ví giấy (hay Paper Wallet) được phân loại là ví lạnh. Thuật ngữ “ví giấy” thường đề cập đến bản sao vật lý hoặc bản in trên giấy của khóa chung (public key) và khóa riêng (private key) của bạn.

Đôi khi, ví giấy nghĩa là phần mềm được sử dụng để tạo một cặp khóa cùng với file kỹ thuật số và sau đó được in ra trên giấy. Bạn có thể nhập ví giấy của mình vào phần mềm tương thích để dùng hoặc chỉ cần quét mã QR của nó để chuyển tiền.

Mặc dù ví giấy cũng được coi là một dạng ví lạnh, nhưng chúng là công nghệ đã lỗi thời. Hiện nay tốt nhất bạn không nên giữ số lượng tiền điện tử lớn (nếu có) trên ví giấy.

Ví đám mây

Đây cũng là một dạng ví nóng tiền điện tử rất phổ biến. Sử dụng ví đám mây, bạn có thể truy cập khoản tiền điện tử của mình từ bất kỳ máy tính, thiết bị, bất kỳ vị trí nào.

Chúng cực kỳ tiện lợi, nhưng ví đám mây sẽ lưu trữ khóa riêng của bạn trực tuyến, và do đó có nguy cơ tiềm ẩn bị bên thứ ba kiểm soát. Vì vậy, chúng dễ bị tấn công và trộm cắp hơn so với ví lạnh và đa số các loại ví nóng khác. Các ví đám mây phổ biến trên thị trường có thể kế đến như:

  • Guarda
  • Coinbase
  • Metamask
  • Blockchain.info

Phiên bản an toàn và bảo mật hơn của ví đám mây là ví tiền điện tử trực tuyến không lưu ký. Chúng có thể được truy cập dễ dàng qua web và ứng dụng di động, nhưng nhà cung cấp dịch vụ không có quyền truy cập vào khóa riêng (private key) của bạn.

Trong hầu hết các trường hợp, ví không giám sát là một phần của các sàn giao dịch, nghĩa là chúng cho phép bạn thực hiện giao dịch tiền điện tử của mình một cách an toàn và bảo mật. Các ví đám mây không giám sát phổ biến có thể kể đến như:

Ví đám mây

Ví phần mềm

Ví phần mềm (Software Wallet) – thuộc dạng ví nóng, có thể dễ dàng tải xuống và cài đặt trên máy tính cá nhân hoặc điện thoại thông minh.  Cả ví phần mềm cho máy tính cho thiết bị di động đều cung cấp mức độ bảo mật cao.

Tuy nhiên, chúng không thể bảo vệ bạn hoàn toàn khỏi các hacker và vi-rút. Vì vậy bạn nên cố gắng hết sức để tránh dính vào các phần mềm độc hại. 

Thông thường, ví di động có dung lượng nhỏ hơn và đơn giản hơn nhiều so với ví trên máy tính để bàn, nhưng bạn có thể dễ dàng quản lý tiền của mình bằng cả hai phiên bản ví phần mềm này.

Ngoài ra, một số ví phần mềm còn cho phép bạn truy cập, quản lý khoản tiền điện tử của mình qua nhiều thiết bị cùng lúc, từ điện thoại thông minh đến máy tính xách tay và thậm chí cả ví phần cứng.

Một số ví tiền điện tử phần mềm phổ biến có thể kể đến như:

  • Jaxx
  • Freewallet
  • Exodus
  • Electrum Wallet
  • Infino Wallet

Ví phần cứng

Không giống như ví phần mềm, ví phần cứng sẽ lưu trữ khóa riêng (private key) của bạn trên các thiết bị bên ngoài như USB, đảm bảo sự an toàn tuyệt vời cho số tài sản tiền điện tử của bạn.

Ngoài ra, ví phần cứng cũng có khả năng thực hiện các thanh toán trực tuyến một cách dễ dàng. Một số ví phần cứng còn tương thích tốt với cả giao diện web và hỗ trợ nhiều loại tiền tệ phổ biến. 

Chúng được thiết kế để giúp việc thực hiện các giao dịch trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Tất cả những gì người dùng cần làm chỉ là cắm nó vào bất kỳ thiết bị trực tuyến nào, mở khóa ví, thực hiện gửi tiền và xác nhận giao dịch.

Ví phần cứng được coi là phương tiện lưu trữ tài sản tiền điện tử an toàn và có độ bảo mật cao nhất hiện nay. Hạn chế duy nhất là chúng không miễn phí mà bạn phải bỏ ra một tiền kha khá để mua các thiết bị này.

Một số ví phần cứng phổ biến trên thị trường hiện nay có thể kể đến như:

Mua ví phần cứng trực tiếp từ nhà sản xuất ví là cách an toàn nhất. Việc mua lại ví cứng từ người khác tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn rất cao, đặc biệt là những người bạn không thân thiết hay biết rõ. Xin lưu ý rằng ngay cả khi bạn nhận được ví phần cứng từ nhà sản xuất, bạn phải luôn tự khởi tạo và thiết đặt, reset lại ví đó.

Trezor- Ví phần cứng

Thông thường, phụ thuộc vào danh mục đầu tư mà mỗi người nên sử dụng các tùy chọn ví cho phù hợp. Mỗi dự án nghiêm túc đều thường có ví gốc, bạn có thể tìm thấy ví này trên trang web của dự án, nhưng sẽ thuận tiện hơn nếu bạn có ví đa tiền tệ.

Hãy nhớ rằng không phải tất cả các ví đều hỗ trợ tất cả các loại tiền điện tử. Ngay cả ví phần cứng cũng có giới hạn về số loại tiền mà chúng hỗ trợ. Mặt khác, không thiếu các ví dành cho các đồng tiền điện tử phổ biến hàng đầu thế giới như Bitcoin hoặc Ethereum.

Ví phần cứng

Ví phần cứng. Nguồn: Jaro Larnos / Flickr.

Sau khi sở hữu một ví tiền điện tử (phần cứng), bạn cũng sẽ cần chú ý giữ an toàn cho cụm từ hạt giống (seed phrase) – thứ giúp bạn kiểm soát quyền truy cập cũng như cài đặt lại ví.

Một trong những công cụ bảo vệ cụm từ hạt giống đáng tin cậy nhất hiện nay trên thị trường là CryptoTag, cho phép bạn lưu trữ các seed phrase trên các tấm titan siêu bền, gần như không thể phá hủy theo thời gian.

Thiết bị Crypto Tag

Thiết bị Crypto Tag. Nguồn: Cryptotag.io

Các phương pháp bảo mật tốt nhất để tránh việc private key bị đánh cắp

Chung quy lại để giữ an toàn cho số coin mà bạn dành dụm được thì bạn phải bảo mật tốt mã khóa riêng, hay private key.

Để làm tốt việc giữ an toàn cho private key, bạn cần chú ý kỹ những điều sau:

  • Không giữ tiền điện tử trên sàn giao dịch trong thời gian dài hoặc lâu hơn mức cần thiết.
  • Luôn bật tính năng xác thực hai yếu tố (2FA).
  • Nếu bạn chọn ví phần cứng, hãy thiết lập một mã pin đủ mạnh và không bao giờ đưa cụm từ khôi phục 24 từ của bạn lên mạng.
  • Đừng cố khoe khoang về việc nắm giữ tiền điện tử của bạn một cách công khai dưới tên thật hay các thông tin địa chỉ có thể nhận dạng được của bạn. Một số kẻ trộm chuyên nghiệp có thể đánh cắp tiền điện tử ngay cả khi bạn giữ chúng trong kho lưu trữ lạnh (ngoại tuyến).
  • Chỉ tin tưởng những gì bạn nhìn thấy trên màn hình ví phần cứng, và thực hiện xác minh tất cả thông tin trên thiết bị.
  • Hãy luôn tự nhủ thiết bị của bạn có thể có nguy cơ bị xâm phạm bất cứ lúc nào, vì vậy hãy luôn thận trọng đối với các giao dịch tiền điện tử trên màn hình máy tính hoặc điện thoại thông minh của bạn.

Ngoài ra, hãy làm theo các mẹo sau để giảm thiểu khả năng bị mất tiền điện tử của bạn.

Hãy cảnh giác với các trang web lừa đảo trên mạng: Cho dù kết nối với sàn giao dịch hay ví trực tuyến, hãy xác nhận rằng bạn đang thực hiện đăng nhập vào đúng địa chỉ. Nhiều trang web giả mạo bắt chước các sàn giao dịch với mục đích duy nhất là để đánh cắp dữ liệu đăng nhập, thông tin cá nhân của người dùng. Luôn kiểm tra xem địa chỉ trang web bạn truy cập vào để thực hiện giao dịch có chính xác hay không.

HTTPS: Chỉ đăng nhập vào các trang web có chứng chỉ bảo mật HTTPS hợp lệ. Để tăng mức độ an toàn, hãy thử các plugin trình duyệt như HTTPS Everywher – plugin này sẽ buộc trình duyệt của bạn phải sử dụng giao thức HTTPS mọi lúc, nếu trang web được hỗ trợ. 

Sử dụng kết nối Wi-Fi an toàn: Không bao giờ kết nối với ví trực tuyến, tài khoản sàn giao dịch hoặc những nội dung cần bảo mật quan trọng khác của bạn thông qua WiFi công cộng. Ngay cả khi bạn đang ở một nơi được cho là an toàn, hãy đảm bảo điểm truy cập WiFi của bạn sử dụng các giao thức mã hóa mạnh như giao thức WPA-2.

Chia trứng vào nhiều giỏ: Đừng giữ tất cả tài sản tiền điện tử của bạn ở cùng một nơi. Cách tốt nhất để xử lý vấn đề này là sử dụng một hoặc một số kho lạnh để giữ tiền điện tử của bạn an toàn lâu dài, và sử dụng ít nhất một ví nóng để thực hiện các giao dịch thuận tiện, nhanh chóng.

Xác thực 2 yếu tố: Luôn thực hiện thêm biện pháp bảo mật tài khoản của bạn bằng trình xác thực hai yếu tố 2FA. Bất cứ khi nào có thể, hãy sử dụng các công cụ 2FA phần mềm hoặc phần cứng thay vì chỉ thực hiện xác minh bằng tin nhắn SMS.

IP Whitelist và Địa chỉ rút tiền: IP Whitelist (Danh sách trắng các địa chỉ IP) là một danh sách các địa chỉ IP cụ thể đã được thiết lập cấp quyền truy cập vào hệ thống hoặc tài nguyên. Nếu bạn có địa chỉ IP tĩnh, hãy sử dụng nó vì sự an toàn của bạn. Đảm bảo rằng chỉ bạn mới có thể truy cập vào tài khoản và tiền của mình.

Kiểm tra kỹ các địa chỉ tiền ảo: Một số chương trình độc hại có thể chỉnh sửa và làm sai lệch địa chỉ giao dịch nếu người dùng chủ quan. Và chỉ một thao tác sai lầm coi như bạn sẽ bị mất trắng số tiền điện tử của bạn.

Sử dụng các biện pháp bảo mật trong khả năng của bạn: Một số người không bao giờ cảm thấy an toàn và cố gắng hết sức để tìm mọi cách bảo mật số tiền điện tử của họ. Tuy nhiên, nếu không nắm rõ cách thức hoạt động của các biện pháp bảo mật thì đôi khi nó sẽ là con dao hai lưỡi. Đừng phức tạp hóa vấn đề bảo mật mà hãy cố gắng để đạt được sự cân bằng hợp lý giữa độ phức tạp và tính bảo mật.

Nghệ thuật giữ tiền điện tử của bạn an toàn, bảo mật mà vẫn đảm bảo việc thực hiện giao dịch mượt mà là một kỹ năng quan trọng cần thành thạo trên hành trình làm giàu với tiền điện tử. Bạn học nó càng sớm bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu cho hành trình đầu tư của bạn.