NFT Là Gì? Hướng Dẫn Cách Tạo NFT Đơn Giản Cho Người Mới
NFT
là một khái niệm đã quen thuộc với các nhà đầu tư tiền điện tử, tiền mã hóa có kinh nghiệm. Nhiều người dùng hẳn đã biết về mua bán và giao dịch NFT, nhưng lại chưa biết làm thế nào để có thể tự mình tạo ra các NFT.
Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tạo NFT miễn phí của riêng mình đơn giản, nhanh chóng. Cùng bắt đầu nhé.
NFT Là Gì?
NFT (Non-fungible token),
hay còn gọi các token không thể thay thế, hiểu đơn giản là các tài sản kỹ thuật số có thể đại diện cho quyền sở hữu một số đối tượng duy nhất trong cùng lĩnh vực. Khi tạo NFT mới, các NFT này sẽ được lưu trữ trên hệ thống phi tập trung có thể kiểm chứng công khai, tức là tài sản này không dễ dàng chỉnh sửa, sao chép hay được nhân bản.
Đầu tư vào các NFT cũng là một trong các lựa chọn đầu tư rất hấp dẫn trong thời điểm hiện nay, khi mà lĩnh vực chuyển đổi số đang ngày có những bước phát triển ấn tượng.
Lựa Chọn Nền Tảng Để Tạo NFT
Có rất nhiều nền tảng cho phép bạn tạo, giao dịch NFT trên nhiều blockchain (chuỗi khối) khác nhau. Hai nền tảng phổ biến nhất cho việc tạo các NFT phải kể đến là OpenSea và Rarible. Cùng tìm hiểu xem nhé:
OpenSea
OpenSea là một chợ NFT hàng đầu thế giới,
cho phép người dùng mua bán và trao đổi các NFT được thành lập vào 2017 bởi Devin Finzer và Alex Atallah. Các mặt hàng trên chợ NFT này rất đa dạng, có thể kể đến như các vật phẩm chơi game, digital art, memberships, nhiếp ảnh…
Nền tảng giao dịch NFT OpenSea được lấy cảm hứng từ tựa game nuôi mèo ảo từng rất phổ biến CryptoKitties.
Tựa game này từng gây cơn sốt khắp thế giới vào những năm 2017, khi làm tắc nghẽn mạng Ethereum, và chiếm tới 25% lưu lượng giao dịch trên mạng lưới. Nhờ lợi thế ra đời sớm, OpenSea đã trở thành nền tảng mua bán, tạo NFT hàng đầu, tính cho tới thời điểm hiện tại.
Rarible
Rarible là một marketplace tương tự Opensea,
nơi mà người dùng có thể tạo, mua và bán các NFT đơn giản và nhanh chóng. Là trung tâm đổi mới kỹ thuật số, Rarible không chỉ là một thị trường NFT; nó còn là một mạng lưới phân phối cho phép giao dịch trực tiếp mà không cần qua các bên trung gian.
Nền tảng này hỗ trợ nhiều blockchain khác nhau, có thể kể đến như Ethereum, Solana, Polygon, Immutable X hay Flow… mở rộng khả năng tiếp cận và các tiện ích của nó.
Những Ứng Dụng Của NFT
Ngày này việc tạo NFT đã không còn quá khó nữa. Mặc dù là công nghệ mới, NFT đã nhanh chóng được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống, có thể kể đến như:
NFT Game và đồ sưu tầm
Các NFT cũng có thể ở dạng đồ sưu tầm kỹ thuật số
– thứ rất phổ biến trên thị trường NFT, chẳng hạn như các thẻ trao đổi, thú cưng ảo hoặc vật phẩm trong trò chơi, trong thế giới metaverse vũ trụ ảo…
Nhờ tính chất độc nhất mà tài sản NFT có thể được xác minh dễ dàng, cũng như được giao dịch theo cách tương tự như các đồ sưu tầm ngoài đời thực.
Tạo NFT cũng được ứng dụng rất nhiều trong game, có thể kể đến như tiền tệ trong trò chơi, các nhân vật game và vật phẩm trong trò chơi như vũ khí, áo giáp và skin.
Nghệ Thuật
Nghệ thuật kỹ thuật số
– từ các hình ảnh, tác phẩm mang tính tương tác và sáng tạo, thậm chí là các tác phẩm nghệ thuật dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo AI – đều có thể được token hóa dưới dạng các NFT. Nhờ đó, những nghệ sĩ có thể tạo NFT cho chất xám của mình, bán và theo dõi các tác phẩm nghệ thuật sáng tạo kỹ thuật số của bản thân một cách rất hiệu quả.
Video
Các token không thể thay thế NFT còn thể hiện được các nội dung video như phim, video ca nhạc hay các clip thể thao trực tiếp. Nhờ NFT, các nhà sáng tạo video, video creator có thể dễ dàng tiếp cận khán giả toàn cầu và kiếm tiền từ tác phẩm của mình mà không phải lo sợ về các vấn đề như ăn cắp bản quyền, đạo nhái…
m Nhạc
Tương tự, nhạc sĩ, các nhà sản xuất âm nhạc có thể tạo NFT token hóa tác phẩm của mình dưới dạng các NFT. Giờ đây, họ có thể bỏ qua các bên thứ ba và trực tiếp bán bài hát, album hoặc vé xem hòa nhạc đến tay khán giả.
Với NFT, các nghệ sĩ có toàn quyền quyết định với sản phẩm do chất xám mà họ tạo ra, biến các tác phẩm nghệ thuật âm nhạc của họ trở nên độc nhất vô nhị, giao dịch chúng trên thị trường NFT mà không bị giới hạn về không gian và thời gian.
Ai Có Thể Tạo Ra Các NFT?
Gần như là bất kỳ ai có truy cập được Internet đều có thể tạo NFT.
Đây là minh chứng rõ nét nhất cho tính chất mở, phi tập trung và dễ dàng có thể truy cập của công nghệ blockchain NFT.
Khả năng tiếp cận và dân chủ hóa của công nghệ blockchain đã cho phép tất cả các nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhà phát triển trò chơi, và thực sự là bất kỳ ai cũng có thể tạo và thử nghiệm với các NFT.
Tuy nhiên, điều quan trọng rất cần lưu ý là việc tạo các NFT sẽ đòi hỏi một số hiểu biết, kiến thức nhất định về công nghệ blockchain, cũng như quy trình đúc (mint) NFT.
Cách tạo NFT
Bước 1: Chọn một nền tảng blockchain
Ethereum
hiện là nền tảng blockchain được lựa chọn nhiều nhất để tạo NFT. Bên cạnh đó, vẫn có rất nhiều tùy chọn khác để bạn có thể tạo NFT, chẳng hạn như BNB Chain, Cardano, Solana…
Blockchain là nơi lưu giữ hồ sơ về NFT của bạn. Không thể thay đổi blockchain sau khi NFT đã được đúc.
Bước 2: Tạo ví tiền điện tử và nạp tiền vào đó
Bước tiếp theo trong quy trình tạo NFT của bạn là tạo một ví tiền mã hóa tương thích với blockchain đã chọn để quản lý NFT (nhớ chú ý bảo mật private key và cụm từ hạt giống).
Bạn cũng cần mua token gốc của blockchain đã chọn để thực hiện thanh toán phí gas phát sinh khi đúc (mint) NFT. Bạn có thể mua nó trên một sàn giao dịch tiền mã hóa hoặc thông qua chính ứng dụng ví đã tạo (tùy vào từng loại ví có hỗ trợ hay không).
Bước 3: Chọn nền tảng NFT
Chọn nền tảng phù hợp để tạo NFT của bạn
, chú ý đảm bảo nền tảng này tương thích với blockchain và ví bạn đã chọn.
Bước 4: Tạo NFT của bạn
Các tùy chọn và những bước cụ thể để tạo NFT có thể thay đổi tùy theo từng nền tảng mà bạn đã chọn. Các bước chung nhất khi tạo một NFT sẽ thường là như sau:
- Kết nối ví tiền điện tử: Tìm kiếm tùy chọn để kết nối ví tiền điện tử trên thị trường NFT đã chọn.
- Tìm tùy chọn “tạo NFT”: Hãy tìm phần “Tạo” hoặc “Đúc”, ở đó sẽ có hướng dẫn chi tiết về quy trình tạo NFT. Quy trình này thường sẽ có các bước như tải lên tệp phương tiện, cài đặt các tính năng của NFT và cung cấp thông tin bổ sung.
- Tạo một tệp phương tiện: Các công cụ để tạo một NFT có thể thay đổi tùy vào loại tài sản kỹ thuật số bạn muốn tạo. Ví dụ như nếu muốn tạo các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số, bạn nên tìm phần mềm chuyên dụng cho hình ảnh, hình ảnh minh họa hoặc hoạt ảnh.
- Tải lên tệp phương tiện của bạn: Tải lên các tệp hình ảnh, âm thanh, video hoặc phương tiện khác mà bạn muốn token hóa dưới dạng các token không thể thay thế NFT.
- Điền thông tin chi tiết theo biểu mẫu: Đặt tên và mô tả cho NFT của bạn, thêm các đặc quyền bổ sung (nếu muốn), chẳng hạn như quyền truy cập vào nội dung hoặc lợi ích độc quyền (video hướng dẫn hoặc lời mời tham gia nhóm chat kín). Giới hạn số lượng NFT có thể được tạo (tăng mức độ hiếm), cũng là một tùy chọn mà bạn có thể cân nhắc.
- Tạo một NFT đầu tiên của bạn: Sau khi đã cung cấp tất cả thông tin cần thiết, thiết lập đầy đủ các tùy chọn, hãy nhấp vào nút “Tạo” hoặc “Đúc” (mint) để tạo ra NFT như bạn mong muốn.
Bước 5: Niêm yết NFT (nếu muốn bán)
Nếu bạn muốn bán NFT của bạn thì hãy tìm tùy chọn niêm yết NFT của mình trên thị trường NFT (marketplace NFT). Thiết đặt mức giá và các điều khoản khác.
Đây là bước hoàn toàn không bắt buộc trong quy trình tạo NFT nhưng sẽ giúp bạn quảng bá và kiếm tiền tốt hơn từ nội dung sáng tạo của mình.
Cách Để Định Giá NFT Bạn Tạo Ra
Giá của NFT
phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như mức độ hiếm, tiện ích, danh tiếng của người sáng tạo, tính thẩm mỹ, câu chuyện và đặc biệt là mức độ quan tâm của cộng đồng.
Để định giá NFT thì đầu tiên bạn cần hãy đánh giá tính độc đáo và chức năng sử dụng của NFT trong hệ sinh thái ảo.
Thứ hai, so sánh NFT của bạn với những loại tương tự hiện có, nghiên cứu xu hướng thị trường hiện tại. Lưu ý là việc định giá NFT vừa dựa trên yếu tố nghệ thuật, vừa dựa trên yếu tố khoa học.
Bạn nên sẵn sàng sửa đổi giá dựa trên phản hồi của cộng đồng, cũng như mặt bằng chung của thị trường giao dịch NFT. Việc tham khảo ý kiến của những creator NFT khác cũng có thể mang đến thông tin hữu ích.
Tổng Kết Về Các Bước Tạo NFT
Ta thấy rằng,
các NFT đang tạo ra một cuộc cách mạng đối với nội dung kỹ thuật số bởi tài sản này mang lại một cách dễ dàng để thể hiện quyền sở hữu và chứng minh tính xác thực của các nội dung kỹ thuật số khác nhau – từ tranh ảnh, âm nhạc hay video.
Nhờ sự phát triển của công nghệ, việc tự mình tạo ra các NFT độc đáo và giá trị ngày càng trở nên dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng việc tạo NFT thành công không chỉ đòi hỏi kỹ thuật, kiến thức chuyên môn mà còn cần cả một chút trí sáng tạo, tư duy nghệ thuật. Hy vọng qua bài biết này bạn đã nắm được toàn bộ cách để tạo NFT cho riêng mình rồi nhé.
Câu Hỏi Thường Gặp
Thế nào là NFT?
Hiểu một cách đơn giản thì NFT (viết tắt của Non-fungible token, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là các token không thể thay thế) là một loại tài sản kỹ thuật số được lưu trữ trên blockchain, ví dụ như một tác phẩm nghệ thuật, một bài hát, đoạn video hay một trò chơi điện tử…
Metaverse là gì?
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm metaverse. Hiểu một cách đơn giản thì metaverse (hay vũ trụ ảo) là một vũ trụ kỹ thuật số kết hợp các yếu tố truyền thông xã hội, trò chơi trực tuyến, thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo (VR), Internet và tiền mã hóa vào cùng một nền tảng duy nhất, cho phép người dùng sử dụng công nghệ thực tế ảo để tương tác như ngoài đời thực.
Công nghệ blockchain là gì?
Công nghệ Blockchain (hay chuỗi khối) được biết đến rộng rãi nhất với vai trò quan trọng trong các hệ thống tiền điện tử (crypto) để duy trì các hồ sơ giao dịch an toàn và phi tập trung. Tuy nhiên, thực tế thì công nghệ Blockchain không chỉ có giới hạn sử dụng trong lĩnh vực tiền điện tử mà còn có thể được sử dụng như “sổ cái” dữ liệu trong bất kỳ ngành nào, để ngăn ngừa dữ liệu bị thay đổi hoặc gian lận, và là một biện pháp bảo mật cực kỳ mạnh mẽ.
Tạo NFT có khó không?
Ngày nay, có rất nhiều nền tảng hỗ trợ bạn tạo NFT. Không cần quá nhiều kiến thức chuyên môn, bạn vẫn có thể tạo được các NFT của riêng mình chỉ với vài thao tác đơn giản, rất nhanh chóng và thuận tiện.